Trong đó có 16 chương trình diễn ra vào 29/4, các chương trình còn lại được tổ chức trong các ngày 30/4 và 1/5. Cụ thể: Nhà hát ca múa nhạc Thăng Long trình diễn chương trình ca múa nhạc "Mừng ngày thống nhất" tại sân khấu Đền Bà Kiệu. Tại Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục sẽ có chương trình xiếc, ảo thuật, ca nhạc do đoàn Xiếc Hà Nội biểu diễn. Các chương trình nghệ thuật sẽ được tổ chức tại tất cả 29 quận, huyện trên địa bàn thành phố do các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp của Hà Nội, T.Ư, Quân đội, Công an, các tỉnh Thái Bình, Nam Định... thực hiện. Nội dung các chương trình thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, ca ngợi Đảng, Bác Hồ, ca ngợi chiến thắng 30/4 lịch sử, qua đó, động viên nhân dân phát huy truyền thống cách mạng, xây dựng Thủ đô và đất nước giàu mạnh.
"Còn lại với thời gian"
120 bức tranh về Trường Sơn của họa sĩ Nguyễn Đức Dụ đang được trưng bày trong triển lãm "Còn lại với thời gian" tại Trung tâm triển lãm Hội Mỹ thuật Việt Nam (16 Ngô Quyền, Hà Nội). Đây được xem như một cuốn nhật ký bằng tranh, chân thực và giàu tình cảm đồng đội của một họa sĩ đã trưởng thành từ trong khói lửa chiến trường. Triển lãm do Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội tổ chức nhân kỷ niệm 55 năm đường Trường Sơn (5/1959 - 5/2014), 38 năm ngày chiến thắng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 -30/4/2013) sẽ kéo dài đến hết 10/5.
Các tiết mục của các nghệ sĩ Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam. Ảnh: Thanh Dũng
Đợt phim chào mừng các ngày lễ lớn
Đợt phim chào mừng Ngày Giải phóng miền Nam (30/4), Ngày Quốc tế Lao động (1/5), Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5) và 123 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2013), diễn ra từ 27/4 đến 20/5 trong phạm vi cả nước. Các phim được chọn chiếu trong đợt này bao gồm: Phim truyện "Giải phóng Sài Gòn"; phim tài liệu "Những chặng đường Điện ảnh cách mạng Việt Nam" và phim khoa học "Biến đổi khí hậu - Hiểm họa môi trường", "Rừng và cuộc sống".
Tìm hiểu lịch sử qua sách
Kỷ niệm Ngày Sách và Bản quyền thế giới (23/4) và 38 năm Ngày Giải phóng miền
Gala "Đại hội xiếc toàn quốc"
Gala "Đại hội xiếc toàn quốc" sẽ diễn ra vào 20 giờ các ngày 27, 28, 30/4, 1/5 tại Rạp Xiếc T.Ư (79 Trần Nhân Tông, Hà Nội). Theo ông Vũ Ngoạn Hợp, Giám đốc Liên đoàn Xiếc Việt Nam: "Gala lần này quy tụ những nghệ sĩ thành danh, nổi tiếng ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Long An, Quảng Trị... như: Hoàng Long, Cao Hùng, Đinh Thắng, Văn Thải, Tiến Hoàng, Xuân Đức, Minh Sinh, Dương Quyền". Tại gala, Liên đoàn Xiếc sẽ trình diễn nhiều tiết mục hấp dẫn như: Dây lụa, đu dây da, ảo thuật, đu siêu nhân, xiếc thú, hề xiếc. Đặc biệt, phần không thể thiếu trong mỗi chương trình là các tiết mục ảo thuật đường phố. Ngoài ra, khán giả cũng sẽ được "mãn nhãn" khi thưởng thức những tiết mục kinh điển từng đoạt huy chương trong các kỳ liên hoan xiếc trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó, một chương trình đặc biệt "Đại hội Xiếc thú", "Siêu nhân bay" cũng được dàn dựng công phu dành riêng cho khán giả nhỏ tuổi. Trong không gian tròn của rạp xiếc, khán giả nhí sẽ được xem nhiều tiết mục tài tình của chúa sơn lâm, voi khổng lồ, ngựa nhanh nhẹn, gấu mạnh mẽ.
"Nét đẹp đất nước, cuộc sống, con người"
Triển lãm ảnh Việt - Nhật với tên gọi "Nét đẹp đất nước, cuộc sống, con người" do Hội Hữu nghị Việt
Festival Đời cười
Festival Đời cười là chương trình kết hợp lần đầu tiên giữa Đoàn kịch 1 và 2 Nhà hát Tuổi trẻ. Khán giả sẽ được xem lại những tiểu phẩm hài phản ánh các vấn đề "nóng" của xã hội hiện nay, được châm biếm một cách hài hước và sâu cay. Các tiểu phẩm được chắt lọc ở các chương trình từ "Đời cười 1" đến "Đời cười 11" như: "Qua sông", "Khúc giao hưởng tâm tình", "Con một", "Công nông về làng", "Bến ôsin", "Thần lô, thánh đề"… Chương trình có sự tham gia của nhiều diễn viên, nghệ sĩ nổi tiếng như: Chí Trung, Lê Khanh, Ngọc Huyền, Ngọc Bích, Minh Hằng, Đức Khuê, Vân Dung, Tuấn Anh, Bá Anh, Sĩ Tiến… Festival Đời cười diễn ra vào 20 giờ ngày 30/4 và 1/5 tại Nhà hát Lớn Hà Nội.