Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Nỗ lực không thành

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Từ Moscow, Berlin, London, Paris đến Rome, các thủ đô của châu Âu đã trở thành sân khấu chính trị lớn nhất thế giới tuần qua với kịch bản duy nhất là những diễn biến ở Syria.

Tuy nhiên, ngoài mâu thuẫn nội bộ Syria ngày càng leo thang, bất đồng giữa các đối tác quốc tế hàng đầu cũng biến những nỗ lực để chấm dứt cuộc khủng hoảng tại đây trở nên vô nghĩa.

Trong khi Iran và Syria đều lên án kế hoạch hỗ trợ quân nổi dậy nhằm lật đổ Tổng thống al-Assad của Mỹ và các đồng minh, cũng như khẳng định nhà lãnh đạo Syria sẽ tiếp định duy trì quyền lực ít nhất là cho đến cuộc bầu cử Tổng thống năm 2014.

Ngược lại, trong chuyến thăm Nga lần đầu tiên kể từ khi nhậm chức Tổng thống Pháp, ông Francois Hollande và người đồng cấp chủ nhà Vladimir Putin, quan điểm của hai bên đã không thể thống nhất khi một bên ủng hộ đàm phán, một bên nhấn mạnh việc ông al-Assad phải từ nhiệm là điều kiện tiên quyết để Syria có được sự ổn định.
 
Nỗ lực không thành - Ảnh 1

Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ John Kerry (phải) gặp Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov.
 

 Cuộc thảo luận kéo dài gần một giờ về Syria giữa hai nhà lãnh đạo ngoại giao của Nga - Mỹ tại Berlin cũng dậm chân tại chỗ trong khi cuộc gặp giữa Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và người đồng nhiệm Pháp Laurent Fabius tại Paris đã thống nhất cần hỗ trợ nhiều hơn nữa cho phe đối lập trong cuộc chiến lật đổ chế độ Tổng thống al-Assad.

Quan điểm này đã được khẳng định thêm tại Hội nghị Những người bạn hữu của Syria ở Italia khi ông Kerry cho biết, Washington nhất trí cung cấp khoản viện trợ 60 triệu USD gồm lương thực, thuốc men cho phe đối lập. Những diễn biến này cho thấy, vẫn tồn tại nhiều bất đồng quanh vấn đề Syria và rất khó để thống nhất một giải pháp khả thi để ổn định tình hình quốc gia Trung Đông này.Tại Ai Cập, ít nhất 1 người thiệt mạng và 40 người, trong đó có 10 cảnh sát bị thương trong các cuộc đụng độ đêm 1/3 tại thành phố Mansuram thuộc vùng châu thổ sông Nile.

 Các cuộc biểu tình kéo dài suốt một tuần qua tại Mansuram đã biến thành bạo lực khi cảnh sát bắn đạn hơi cay để giải tán đám đông người biểu tình có ý định chiếm giữ tòa nhà của chính quyền địa phương.

Những đề xuất, giải pháp nhằm xác lập tình trạng ổn định tại Ai Cập trong những tháng qua đã không thể thiết lập sự yên bình cho quốc gia Bắc Phi này do mâu thuẫn phe phái. 

Diễn biến tại châu Âu cũng không khá hơn sau cuộc bầu cử đầy bế tắc ở Italia. Nguy cơ bất ổn gây ra cho tình trạng Quốc hội treo, vô Chính phủ tại Italia chắc chắn sẽ khiến quốc gia này tiếp tục chìm trong tình trạng suy thoái kéo dài cũng như làm phức tạp thêm cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu.

Trong bối cảnh các nước đối tác trong Liên minh châu Âu đang gây sức ép buộc Italia nhanh chóng giải quyết bế tắc chính trị, ngày 2/3, ông Pier Luighi Bersani - người đứng đầu Đảng Dân chủ cánh tả đã đưa ra khả năng thành lập Chính phủ thiểu số dựa trên một liên minh lỏng lẻo trong Quốc hội. Tuy nhiên, đề xuất này đã vấp phải sự phản đối của các thành viên Phong trào 5 sao và ý tưởng tổ chức một cuộc bầu cử lại đã bị Tổng thống Giorgio Napolitano chính thức bác bỏ.