Dự án Đường sắt Cao tốc (ĐSCT) Hà Nội - TPHCM khiến nhiều người băn khoăn về gánh nặng nguồn vốn đầu tư lên tới 55 tỷ USD, tuy nhiên một số chuyên gia giao thông vận tải cho rằng nếu nội địa hóa từng phần thì chi phí xây dựng ĐSCT có thể giảm.
Bên lề Hội nghị Tăng cường Quản lý Chất lượng công trình giao thông sáng 15/2, trao đổi với PV, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Hồ Nghĩa Dũng cho biết: “Trong năm 2011 Bộ Giao thông Vận tải bắt đầu tiến hành nghiên cứu sâu về quy hoạch tổng thể chung của Dự án ĐSCT.
Sau khi nghiên cứu sẽ chọn và lập dự án 1 số tuyến khả thi để đầu tư lâu dài, trong đó có 2 đoạn tuyến Hà Nội - Vinh và TPHCM - Nha Trang; lập dự án để cắm mốc giới mặt bằng. Việc nghiên cứu tổng thể Dự án ĐSCT sẽ hoàn thành trong năm 2012 hoặc 2013 để làm Báo cáo khả thi trình Quốc hội”.
Trước đó, Báo cáo đầu tư của Chính phủ về Dự án ĐSCT với tổng số vốn sơ bộ là 1.066.792 tỷ đồng, tương đương hơn 55 tỷ USD chưa được Quốc hội thông qua. Quốc hội yêu cầu tiếp tục nghiên cứu sâu và lập báo cáo khả thi, báo cáo chi tiết hơn về dự án này.
Nội địa hóa sẽ giảm chi phí xây dựng Đường sắt Cao tốc
KTĐT - Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng nhìn nhận: “Nếu nội địa hóa được thì quá tốt, chi phí xây dựng ĐSCT sẽ giảm. Chúng tôi sẽ có những nghiên cứu sâu về vấn đề này”.
KTĐT - Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng nhìn nhận: “Nếu nội địa hóa được thì quá tốt, chi phí xây dựng ĐSCT sẽ giảm. Chúng tôi sẽ có những nghiên cứu sâu về vấn đề này”.
Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng nhìn nhận: “Nếu nội địa hóa được thì quá tốt, chi phí xây dựng ĐSCT sẽ giảm. Chúng tôi sẽ có những nghiên cứu sâu về vấn đề này”.
Tuy nhiên, đánh giá về khả năng nội địa hóa của Việt Nam, Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng cho hay: “Khả năng nội địa hóa của Việt Nam là khó và không cao, nếu có chỉ ở những khâu đóng đầu máy, toa xe và những phần công nghệ đơn giản”.
Một diễn tiến khác xung quanh Dự án ĐSCT “nhập khẩu” 100% của Nhật Bản, những ý kiến ủng hộ dự án khẳng định đây là một dự án góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên trục, các vùng kinh tế trọng điểm và chiến lược phát triển giao thông trên trục Bắc - Nam.
Không ít người quan tâm đến dự án này tỏ ra lo ngại về con số 55 tỷ USD và phân bua: tại thời điểm báo cáo đầu tư là 55 tỷ USD cho dự án thì khi hoàn thành tuyến ĐSCT Bắc - Nam con số này chắc chắn sẽ tăng lên 100 tỷ, thậm chí là hơn 100 tỷ USD. Như vậy, việc xây dựng để làm gì khi mà điều kiện kinh tế của Việt Nam vẫn còn rất khó khăn? Khả năng trả món nợ khổng lồ của thế hệ con cháu cho ĐSCT như thế nào?
Trao đổi với PV, một số chuyên gia có tầm trong ngành giao thông vận tải Việt Nam đề cập về nguồn lực, chuyển giao công nghệ và làm chủ công nghệ của ĐSCT, căn cứ vào vòng đời của ĐSCT là 50 năm các chuyên gia cũng cho rằng thay vì chọn 100% nguồn lực và công nghệ của Nhật Bản thì nên nghĩ đến những nguồn công nghệ rẻ tiền hơn, chi phí thấp hơn thì dự án ĐSCT sẽ khả thi hơn, phù hợp hơn.
Bên cạnh đó, nếu đưa vào nội địa hóa được một số chuyên gia trong lĩnh vực giao thông vận tải thì chi phí đầu tư dự án ĐSCT chắc chắn sẽ giảm.