Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Nước Mỹ trở lại vị thế đầu tàu kinh tế thế giới

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Truyền thông Mỹ ngày 13/1 dẫn lời giới chuyên gia kinh tế cho biết, nước này đang trở lại vị thế đầu tàu kinh tế thế giới sau 15 năm chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc và các nước mới nổi.

Theo đó, nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ đạt mức tăng trưởng 3,2% hoặc cao hơn trong năm nay, mức tăng trưởng tốt nhất kể từ năm 2005 khi thị trường việc làm được cải thiện kéo theo sức mua tăng mạnh.
Nền kinh tế Mỹ sẽ đạt mức tăng trưởng 3,2% hoặc cao hơn trong năm 2015. (Ảnh: KT)
Nền kinh tế Mỹ sẽ đạt mức tăng trưởng 3,2% hoặc cao hơn trong năm 2015. (Ảnh: KT)
Theo chuyên gia kinh tế Allen Sinai, Giám đốc điều hành Viện nghiên cứu chính sách kinh tế tại New York (Mỹ), một lần nữa Mỹ trở thành động lực thúc đẩy cho tăng trưởng kinh tế thế giới. Đây là lần đầu tiên kể từ những năm 1990, nước Mỹ không bị bỏ lại phía sau trong guồng máy tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Trong khi Mỹ đang dần lấy lại sức mạnh, nhóm các nước mới nổi BRIC (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc) đang đối mặt với thời kỳ khó khăn sau 15 năm là tâm điểm chú ý của giới đầu tư toàn cầu. Trong năm qua, khoản nợ của Brazil đã bị hạ bậc xếp hạng lần đầu tiên 10 năm trở lại đây, kinh tế Nga rơi vào tình trạng suy thoái còn tăng trưởng tại Ấn Độ và Trung Quốc đều chậm lại khi cả hai nước đang chật vật cải tổ kinh tế.

Một số ý kiến khác cho rằng, Mỹ đang chiếm ưu thế hơn các nước công nghiệp còn lại vì chính phủ nước này đang có chính sách tốt. Ngân sách tài chính của Mỹ cũng được quản lý hiệu quả hơn so với chính sách thắt chặt đang được Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) áp dụng. Trong khi đó, kinh tế Nhật Bản vẫn chưa có dấu hiệu sáng sủa khi nước này vừa phải tăng thuế tiêu dùng từ 5% lên 8% giữa năm 2014.