Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Nước rút cổ phần hóa từ đầu năm

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ngày 9/1, tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) diễn ra 2 phiên bán đấu giá cổ...

Kinhtedothi - Ngày 9/1, tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) diễn ra 2 phiên bán đấu giá cổ phần (CP) lần đầu ra công chúng (IPO) của 2 DN tại Hà Nội. Số CP được các nhà đầu tư (NĐT) đặt mua tính đến thời điểm này đều cao hơn nhiều so với số lượng chào bán. Điều này cho thấy, có cung tốt sẽ không lo thiếu sức cầu.

Lượng đặt mua cao gấp 10 lần chào bán

Công ty TNHH MTV Thương mại Thời trang Hà Nội (Hafasco) sẽ tổ chức đấu giá 2.199.000 CP tại HNX với giá khởi điểm 11.300 đồng/CP. Theo thông báo của HNX, tổng khối lượng CP đăng ký mua tại đợt đấu giá này là 23.505.800 CP - gấp 10,7 lần số lượng CP bán đấu giá. Cùng ngày, Công ty TNHH MTV Thực phẩm Hà Nội (Hanoi Food) tổ chức đấu giá 3.450.800 CP với giá khởi điểm 10.500 đồng/CP. Tính đến thời điểm chốt đăng ký, lượng đăng ký mua đã vượt trội so với lượng CP chào bán. Cụ thể, tổng khối lượng CP đăng ký mua là 12.288.300 CP - cao gấp 3,5 lần số lượng CP bán đấu giá.
Ngày 8/1, VN-Index tăng nhờ vài cổ phiếu lớn đẩy lên.
Ngày 8/1, VN-Index tăng nhờ vài cổ phiếu lớn đẩy lên.
Sức hút của 2 DN này đến từ nhiều yếu tố. Trước hết, hoạt động nội tại của DN rất tốt. Chẳng hạn, Hafasco có doanh thu thuần 6 tháng đầu năm đạt 559 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 71,5 tỷ đồng trên vốn điều lệ 65 tỷ đồng. Vốn điều lệ dự kiến sau cổ phần hóa (CPH) của Công ty là 100 tỷ đồng, với mức lợi nhuận cao, ổn định như trên, giá khởi điểm đưa ra là mức hấp dẫn. Còn Hanoi Food là một DN hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm, vốn đang được các NĐT quan tâm. Khá nhiều sản phẩm của DN được biết đến rộng rãi trên thị trường như rượu vodka, nước chanh muối…

Tuy nhiên, hoạt động tốt không phải là lý do duy nhất tạo nên sức hút. Điểm nổi trội của 2 DN này còn ở chỗ đang có trong tay những dự án tiềm năng. Hafasco có quỹ đất lớn, có dự án được chuyển đổi mục đích sử dụng đất thành dự án bất động sản căn hộ, văn phòng… Hanoi Food cũng tọa lạc trên khu đất rộng tại số 46/79 đường Hoàng Mai, phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Giới phân tích đánh giá, đây chính là lực hút lớn nhất với các NĐT tổ chức tham gia các đợt IPO năm 2015 này.

“Tăng nhiệt” ngay từ đầu năm

Những diễn biến mới nhất về các phiên đấu giá CP cho thấy, ngay từ đầu năm, thị trường đã sôi động và hứa hẹn năm 2015 sẽ có nhiều yếu tố mới, trong đó sức cầu cũng tăng mạnh. Theo ông Phạm Viết Muôn - Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Đổi mới DN T.Ư, theo kế hoạch, đến hết năm 2015 phải CPH 432 DN. Đáng chú ý, qua rà soát, đánh giá tình hình tái cơ cấu, Ban Chỉ đạo đã bổ sung thêm 100 DN phải CPH. Như vậy, theo tiêu chí phân loại DN Nhà nước (DNNN) mới được ban hành, số DN phải CPH, thoái vốn tới thời điểm này là 532 đơn vị.

Nguồn cung tăng, thông điệp từ cơ quan quản lý cũng nhấn mạnh sẽ làm quyết liệt lĩnh vực này. Năm 2014, giá đấu thành công bình quân các đợt bán đấu giá CP qua 2 sở giao dịch chứng khoán là 13.492 đồng/CP, cao nhất là 44.693 đồng/CP. Thặng dư số thu khi bán CP của các DNNN là 1.324 tỷ đồng. Tuy nhiên, ông Muôn cho biết, vẫn còn một số bộ, ngành, địa phương đã triển khai nhưng kết quả đạt thấp hoặc chưa có kết quả như các Bộ: Quốc phòng, Y tế, Công Thương, TN&MT cùng Tổng Công ty Xi măng và 33 tỉnh, TP. Bên cạnh đó, một số cơ chế chính sách chưa được ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung chưa kịp thời, số DN CPH, thoái vốn còn chưa đạt kế hoạch đề ra.

Theo ông Muôn, để đạt được mục tiêu CPH 532 DN theo kế hoạch, các bộ, ngành, địa phương phải nỗ lực rất lớn trong năm 2015. Ban Chỉ đạo phải tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách về sắp xếp, đổi mới DN.

Ban Chỉ đạo cũng đề ra thời hạn tiến hành các bước CPH với các DNNN chưa thực hiện nhiệm vụ, để đảm bảo được phê duyệt phương án CPH chậm nhất là quý IV. Từ nay, những DN có đủ điêu kiện IPO thực hiện theo quy định hiện hành, nếu chưa đủ điều kiện phải chuyển thành công ty CP với cổ đông là Nhà nước, Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC), tổ chức công đoàn, người lao động, cổ đông chiến lược (nếu có) hoặc các cổ đông tự nguyện khác nhằm thay đổi hình thức pháp lý DN, đa dạng hóa chủ sở hữu, góp phần dân chủ hóa kinh doanh, tạo hàng hóa sẵn sàng cho thị trường.