Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Ông chủ Facebook "cầu cứu" chính phủ các nước

Hương Thảo (Theo Independent)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - "Các nhà lập pháp thường nói rằng chúng ta đã có quá nhiều quyền được nói và tôi hoàn hoàn toàn đồng ý với điều này", Mark Zuckerberg viết.

CEO Facebook đã đề xuất chính quyền các quốc gia quy định chặt chẽ hơn về nội dung có hại, tính toàn vẹn của bầu cử, quyền riêng tư và tính di động của dữ liệu trong một bài bình luận cá nhân được công bố hôm 30/3 trên tờ Washington Post.
Tỷ phú Mark Zuckerberg - Người đồng sáng lập mạng xã hội Facebook.

"Các nhà lập pháp thường nói với tôi rằng chúng ta đã có quá nhiều quyền được nói và tôi hoàn hoàn toàn đồng ý với điều này", ông Zuckerberg viết.
Đây là phản hồi toàn diện nhất từ trước đến nay từ ​​người sáng lập Facebook về vấn đề quy định của chính phủ, đặc biệt là giữa bối cảnh mạng xã hội này cùng Twitter và YouTube đang phải đối mặt với những chỉ trích khi để video trực tiếp vụ xả súng đẫm máu tại Christchurch, New Zealand hôm 15/3 và tư tưởng cực đoan của hung thủ lưu truyền chóng mặt trên nền tảng của mình.
Ông Zuckerberg cho biết, Facebook đã xuất bản các báo cáo minh bạch về việc loại bỏ nội dung có hại như thế nào và tin rằng mọi dịch vụ internet lớn cần kiểm tra việc thực hiện hàng quý. Điều này cũng phần nào thể hiện qua lệnh cấm tuyên truyền, kích động chủ nghĩa dân tộc trắng và chủ nghĩa ly khai mới đây trên nền tảng này.
Bên cạnh đó, những nghi vấn về vai trò của Facebook trong vụ bê bối Cambridge Analytica hồi năm ngoái xung quanh việc lạm dụng dữ liệu người dùng trong các chiến dịch bầu cử đến nay vẫn còn, đe dọa nhiều cuộc bầu cử lớn sắp tới.
Với cuộc bầu cử Liên minh châu Âu EU diễn ra vào tháng 5 tới, Facebook đã cho biết bất kỳ nhà quảng cáo nào ở EU cũng phải trải qua các cuộc kiểm tra chặt chẽ hơn trong bối cảnh lo ngại về sự can thiệp của nước ngoài. Trong khi hôm 29/3, nhãn quảng cáo chính trị đã được Facebook sử dụng để phân biệt các khách hàng quảng cáo của mình.
Tuy nhiên, trong "tâm thư" của mình, ông Zuckerberg nói rằng "việc quyết định xem một quảng cáo có tính chính trị không là không hề đơn giản", từ đó nhấn mạnh tầm quan trọng của một "tiêu chuẩn chung để xác minh các tác nhân chính trị".
Cũng tương tự như thế đối với việc bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư, ông Zuckerberg cho biết cần phải có "khuôn khổ hài hòa toàn cầu".
"Tôi tin rằng sẽ tốt cho Internet nếu có nhiều quốc gia áp dụng các quy định như GDPR như một khuôn khổ chung", ông chủ Facebook viết, "tôi tin rằng Facebook có trách nhiệm giúp giải quyết những vấn đề này và tôi mong được thảo luận chúng với các nhà lập pháp trên toàn thế giới".