KTĐT - Đề án 30 là cuộc cải cách thủ tục hành chính với quy mô lớn chưa từng có, thể hiện quyết tâm chính trị cao nhất trong việc tháo gỡ một trong 3 nút thắt tăng trưởng.
Để cắt bỏ được 30% thủ tục hành chính hiện hành, đòi hỏi không chỉ quyết tâm chính trị cao mà còn cần đến sự vào cuộc của cả xã hội.
Ông Phạm Gia Túc - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhấn mạnh rằng, việc quan trọng là phải thu hút được doanh nghiệp tham gia sâu rộng, có trách nhiệm hơn trong cuộc cải cách này.
Đề án 30 đã khép lại giai đoạn 1, nếu nói về điều ông tâm đắc nhất thì đó sẽ là gì, thưa ông?
Ông Phạm Gia Túc: Đề án 30 là cuộc cải cách thủ tục hành chính với quy mô lớn chưa từng có, thể hiện quyết tâm chính trị cao nhất trong việc tháo gỡ một trong 3 nút thắt tăng trưởng.
Nút thắt về cơ sở hạ tầng cứng và mềm, thực ra đòi hỏi nhiều thời gian, nguồn lực để tháo gỡ, nhưng chính nút thắt thủ tục hành chính nếu được hóa giải sớm sẽ tạo tiền đề tháo gỡ những nút thắt khác để tạo nên môi trường phát triển tích cực hơn.
Đề án đã nhận được sự hưởng ứng sâu rộng trong xã hội với việc hơn hai chục bộ ngành và 63 tỉnh thành đã nhập cuộc, nhận diện được gần 6.000 thủ tục, hàng trăm nghìn hồ sơ các loại. Điều quan trọng là đã thiết lập được ba tiêu chí hàng đầu trong nguyên tắc xây dựng thủ tục hành chính, đó là “cần thiết, hợp lý và hợp pháp”.
Những tiêu chí này được quán triệt trong suốt quá trình xây dựng thủ tục, góp phần tạo nên cách tư duy, lề lối làm việc mới của các cán bộ công chức.
Một cuộc cải cách thành công từ bước ban đầu cho thấy kinh nghiệm quý, ngoài quyết tâm chính trị cao, còn cần phải có tổ chức chặt chẽ, có phương pháp tiên tiến và có sự tham gia rộng rãi của các lực lượng trong xã hội. Đây chính là hiệu quả của Đề án 30 chung tay cải cách thủ tục hành chính.
Còn điều gì khiến ông trăn trở?
Ông Phạm Gia Túc: Phải nói rằng, doanh nghiệp là đối tượng được thụ hưởng nhiều nhất từ việc cắt giảm thủ tục hành chính. Khi có được môi trường kinh doanh minh bạch, rõ ràng, sẽ tạo thuận lợi để các doanh nghiệp tiếp cận được cơ hội kinh doanh. Chính doanh nghiệp cũng là đối tượng có điều kiện để đưa ra những ý kiến xác đáng nhất, thực tiễn nhất để các thành viên của tổ rà soát thủ tục hành chính cân nhắc và đưa ra các đề xuất.
Cuộc cải cách rất chú trọng đến việc thu hút các doanh nghiệp tham gia nên VCCI được chọn là một trong các thành viên của Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính. Tuy nhiên, điều đáng nói là, dường như quá trình đóng góp ý kiến cho cải cách thủ tục hành chính chưa được tất cả các doanh nghiệp quan tâm.
Cũng có thể do phải đương đầu với những khó khăn trong sản xuất kinh doanh giai đoạn qua nên nhiều doanh nghiệp chưa quan tâm đúng mức đến việc này. Nhưng cũng có phần do doanh nghiệp còn e ngại, cũng như chưa có thói quen đưa ra những đề xuất, kiến nghị về lĩnh vực tương đối nhạy cảm này.
Trong tất cả các kiến nghị của mình, bằng nhiều cách, VCCI đều đã lấy ý kiến của doanh nghiệp, các hiệp hội doanh nghiệp. Song, theo tôi, điều đó chưa đủ. Chúng tôi rất cần có những kiến nghị, phát hiện từ chính các doanh nghiệp. Đặc biệt, sau khi bộ thủ tục hành chính quốc gia, các địa phương, các bộ ngành đã được Thủ tướng Chính phủ công bố, các doanh nghiệp nếu phát hiện thủ tục hành chính nào họ phải thực hiện mà chưa có trong danh sách được công bố cũng cần kiến nghị để xem xét, bổ sung.
Giai đoạn 2 của Đề án 30 là thử thách vô cùng lớn vì khi “cắt xén” thủ tục là động chạm đến quyền lợi của một số cơ quan tổ chức. Vậy nên, sự hưởng ứng tích cực của doanh nghiệp và giới truyền thông có thể coi như sự đảm bảo không thể thiếu cho giai đoạn khó khăn này.
Chúng tôi khẳng định rằng, cộng đồng doanh nghiệp không chỉ là đối tượng hưởng lợi, mà còn có trách nhiệm trong rà soát, đề xuất bãi bỏ, cải tiến hoặc xây dựng bộ thủ tục hành chính phù hợp.
Thưa ông, liệu có thể khiến doanh nghiệp lên tiếng mạnh hơn nữa khi mà việc động chạm đến những lĩnh vực nhạy cảm như thuế, hải quan, doanh nghiệp nào cũng phải lo “giữ thân”?
Ông Phạm Gia Túc: Tôi nghĩ giai đoạn 1 khép lại cũng đã tạo nên một động lực không nhỏ đối với các doanh nghiệp. Khi có lòng tin rằng, những gì mình đóng góp được lắng nghe, tiếp thu, thì sẽ ngày càng có nhiều doanh nghiệp lên tiếng. Nhưng muốn để các doanh nghiệp “thắng” được sự e ngại trong mối quan hệ với cơ quan quản lý thì cần phải có sự nhập cuộc tích cực từ chính các cơ quan này cũng như đội ngũ cán bộ công chức.
Phải thật sự tạo được mối quan hệ đối tác giữa doanh nghiệp và cơ quan quản lý. Điều quan trọng là các doanh nghiệp và các công chức, đối tượng thực hiện các thủ tục, đều hoàn thành tốt phần việc của mình mà không gây bất lợi cho đối tượng khác.
Hiện vẫn còn tâm lý “giữ an toàn cho chính mình” trong một số cán bộ công chức, khiến cho cái khó bị đẩy về phía doanh nghiệp. Hay cũng có chuyện cán bộ cấp thực thi thấy có những bất hợp lý trong quy định nhưng cũng không kiến nghị kịp thời lên cấp có thẩm quyền để sửa đổi…
Vậy nên, bên cạnh việc khuyến khích các doanh nghiệp lên tiếng thì điều quan trọng không kém là các cơ quan quản lý và cán bộ, công chức, cần đề cao tinh thần trách nhiệm, tính chủ động, minh bạch trong công việc của mình. Trách nhiệm và đạo đức công chức cần được chú trọng hơn nữa.
Được biết, VCCI đã có danh sách đề xuất cắt bỏ các thủ tục trong 3 lĩnh vực thuế, hải quan và quan hệ lao động. Nhưng con số khá khiêm tốn, vì sao vậy thưa ông?
Ông Phạm Gia Túc: Được giao chủ trì rà soát các bộ thủ tục trong 3 lĩnh vực là thuế, hải quan và quan hệ lao động để có kiến nghị xử lý, VCCI đã chủ trì và tham gia đề xuất cắt giảm 23 thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực hải quan, 5 bộ thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế và một số thủ tục hành chính khác liên quan đến quan hệ lao động.
Quả thật, nếu so sánh với tổng cộng 261 bộ thủ tục trong 11 lĩnh vực được xem xét thì có vẻ khá ít. Nhưng quan điểm của chúng tôi không phải là cắt giảm được nhiều hay ít, mà là đảm bảo việc cắt giảm đó trúng, đúng và quản lý nhà nước đạt được hiệu quả theo hướng hiện đại.
Ở đây, tôi cũng muốn nhấn mạnh rằng, cần phải tạo dựng bộ thủ tục hành chính rõ ràng, minh bạch, đạt đủ các yêu cầu về tính hợp pháp, hiệu lực, hiệu quả, khả thi và phù hợp với điều kiện thực tế của đối tượng thực thi, ở đây là các doanh nghiệp Việt Nam và người dân.
Trong lần rà soát này, VCCI không chỉ đề nghị cắt bỏ mà còn kiến nghị xây dựng bộ thủ tục thay thế phù hợp hơn. Ví dụ, chúng tôi đã kiến nghị cơ quan hải quan xây dựng lại bộ thủ tục liên quan đến gia công hàng xuất khẩu theo hướng cắt giảm những thủ tục chồng chéo, không phù hợp, không rõ ràng…
Thưa ông, khi VCCI đưa ra danh sách này, các cơ quan quản lý “đón nhận” thế nào?
Ông Phạm Gia Túc: Chúng tôi ghi nhận, cuộc cải cách thủ tục hành chính cho thấy sự chủ động rất lớn của nhiều cơ quan quản lý. Đơn cử như ngành hải quan đã tuyên bố sẽ cắt giảm 40% thủ tục hành chính trong ngành, thay vì mức tối thiểu 30% mà Thủ tướng Chính phủ đưa ra. Tuy nhiên, cũng có khá nhiều trở ngại trong nỗ lực này.
Ví dụ trong ngành hải quan, thủ tục kê khai hải quan điện tử rất được doanh nghiệp đón đợi nhưng lại chưa phát huy hết hiệu quả khi phía cơ quan thực hiện vẫn yêu cầu các doanh nghiệp có hồ sơ để chứng minh cho các dữ liệu khai điện tử là đúng thay vì cơ quan hải quan phải căn cứ vào dữ liệu lưu để kiểm tra.
Công nghệ chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn khiến phía cơ quan thực hiện phải tìm cách để tự bảo vệ mình trong trách nhiệm thực hiện thủ tục hành chính. Đây cũng chính là một nguyên nhân của sự trùng lắp trong thủ tục hành chính. Vậy nên, Nhà nước cần đầu tư đúng mức cho việc áp dụng công nghệ hiện đại vào quá trình quản lý nhà nước./.
Xin cảm ơn ông!
Để cắt bỏ được 30% thủ tục hành chính hiện hành, đòi hỏi không chỉ quyết tâm chính trị cao mà còn cần đến sự vào cuộc của cả xã hội.
Ông Phạm Gia Túc - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhấn mạnh rằng, việc quan trọng là phải thu hút được doanh nghiệp tham gia sâu rộng, có trách nhiệm hơn trong cuộc cải cách này.
Đề án 30 đã khép lại giai đoạn 1, nếu nói về điều ông tâm đắc nhất thì đó sẽ là gì, thưa ông?
Ông Phạm Gia Túc: Đề án 30 là cuộc cải cách thủ tục hành chính với quy mô lớn chưa từng có, thể hiện quyết tâm chính trị cao nhất trong việc tháo gỡ một trong 3 nút thắt tăng trưởng.
Nút thắt về cơ sở hạ tầng cứng và mềm, thực ra đòi hỏi nhiều thời gian, nguồn lực để tháo gỡ, nhưng chính nút thắt thủ tục hành chính nếu được hóa giải sớm sẽ tạo tiền đề tháo gỡ những nút thắt khác để tạo nên môi trường phát triển tích cực hơn.
Đề án đã nhận được sự hưởng ứng sâu rộng trong xã hội với việc hơn hai chục bộ ngành và 63 tỉnh thành đã nhập cuộc, nhận diện được gần 6.000 thủ tục, hàng trăm nghìn hồ sơ các loại. Điều quan trọng là đã thiết lập được ba tiêu chí hàng đầu trong nguyên tắc xây dựng thủ tục hành chính, đó là “cần thiết, hợp lý và hợp pháp”.
Những tiêu chí này được quán triệt trong suốt quá trình xây dựng thủ tục, góp phần tạo nên cách tư duy, lề lối làm việc mới của các cán bộ công chức.
Một cuộc cải cách thành công từ bước ban đầu cho thấy kinh nghiệm quý, ngoài quyết tâm chính trị cao, còn cần phải có tổ chức chặt chẽ, có phương pháp tiên tiến và có sự tham gia rộng rãi của các lực lượng trong xã hội. Đây chính là hiệu quả của Đề án 30 chung tay cải cách thủ tục hành chính.
Còn điều gì khiến ông trăn trở?
Ông Phạm Gia Túc: Phải nói rằng, doanh nghiệp là đối tượng được thụ hưởng nhiều nhất từ việc cắt giảm thủ tục hành chính. Khi có được môi trường kinh doanh minh bạch, rõ ràng, sẽ tạo thuận lợi để các doanh nghiệp tiếp cận được cơ hội kinh doanh. Chính doanh nghiệp cũng là đối tượng có điều kiện để đưa ra những ý kiến xác đáng nhất, thực tiễn nhất để các thành viên của tổ rà soát thủ tục hành chính cân nhắc và đưa ra các đề xuất.
Cuộc cải cách rất chú trọng đến việc thu hút các doanh nghiệp tham gia nên VCCI được chọn là một trong các thành viên của Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính. Tuy nhiên, điều đáng nói là, dường như quá trình đóng góp ý kiến cho cải cách thủ tục hành chính chưa được tất cả các doanh nghiệp quan tâm.
Cũng có thể do phải đương đầu với những khó khăn trong sản xuất kinh doanh giai đoạn qua nên nhiều doanh nghiệp chưa quan tâm đúng mức đến việc này. Nhưng cũng có phần do doanh nghiệp còn e ngại, cũng như chưa có thói quen đưa ra những đề xuất, kiến nghị về lĩnh vực tương đối nhạy cảm này.
Trong tất cả các kiến nghị của mình, bằng nhiều cách, VCCI đều đã lấy ý kiến của doanh nghiệp, các hiệp hội doanh nghiệp. Song, theo tôi, điều đó chưa đủ. Chúng tôi rất cần có những kiến nghị, phát hiện từ chính các doanh nghiệp. Đặc biệt, sau khi bộ thủ tục hành chính quốc gia, các địa phương, các bộ ngành đã được Thủ tướng Chính phủ công bố, các doanh nghiệp nếu phát hiện thủ tục hành chính nào họ phải thực hiện mà chưa có trong danh sách được công bố cũng cần kiến nghị để xem xét, bổ sung.
Giai đoạn 2 của Đề án 30 là thử thách vô cùng lớn vì khi “cắt xén” thủ tục là động chạm đến quyền lợi của một số cơ quan tổ chức. Vậy nên, sự hưởng ứng tích cực của doanh nghiệp và giới truyền thông có thể coi như sự đảm bảo không thể thiếu cho giai đoạn khó khăn này.
Chúng tôi khẳng định rằng, cộng đồng doanh nghiệp không chỉ là đối tượng hưởng lợi, mà còn có trách nhiệm trong rà soát, đề xuất bãi bỏ, cải tiến hoặc xây dựng bộ thủ tục hành chính phù hợp.
Thưa ông, liệu có thể khiến doanh nghiệp lên tiếng mạnh hơn nữa khi mà việc động chạm đến những lĩnh vực nhạy cảm như thuế, hải quan, doanh nghiệp nào cũng phải lo “giữ thân”?
Ông Phạm Gia Túc: Tôi nghĩ giai đoạn 1 khép lại cũng đã tạo nên một động lực không nhỏ đối với các doanh nghiệp. Khi có lòng tin rằng, những gì mình đóng góp được lắng nghe, tiếp thu, thì sẽ ngày càng có nhiều doanh nghiệp lên tiếng. Nhưng muốn để các doanh nghiệp “thắng” được sự e ngại trong mối quan hệ với cơ quan quản lý thì cần phải có sự nhập cuộc tích cực từ chính các cơ quan này cũng như đội ngũ cán bộ công chức.
Phải thật sự tạo được mối quan hệ đối tác giữa doanh nghiệp và cơ quan quản lý. Điều quan trọng là các doanh nghiệp và các công chức, đối tượng thực hiện các thủ tục, đều hoàn thành tốt phần việc của mình mà không gây bất lợi cho đối tượng khác.
Hiện vẫn còn tâm lý “giữ an toàn cho chính mình” trong một số cán bộ công chức, khiến cho cái khó bị đẩy về phía doanh nghiệp. Hay cũng có chuyện cán bộ cấp thực thi thấy có những bất hợp lý trong quy định nhưng cũng không kiến nghị kịp thời lên cấp có thẩm quyền để sửa đổi…
Vậy nên, bên cạnh việc khuyến khích các doanh nghiệp lên tiếng thì điều quan trọng không kém là các cơ quan quản lý và cán bộ, công chức, cần đề cao tinh thần trách nhiệm, tính chủ động, minh bạch trong công việc của mình. Trách nhiệm và đạo đức công chức cần được chú trọng hơn nữa.
Được biết, VCCI đã có danh sách đề xuất cắt bỏ các thủ tục trong 3 lĩnh vực thuế, hải quan và quan hệ lao động. Nhưng con số khá khiêm tốn, vì sao vậy thưa ông?
Ông Phạm Gia Túc: Được giao chủ trì rà soát các bộ thủ tục trong 3 lĩnh vực là thuế, hải quan và quan hệ lao động để có kiến nghị xử lý, VCCI đã chủ trì và tham gia đề xuất cắt giảm 23 thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực hải quan, 5 bộ thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế và một số thủ tục hành chính khác liên quan đến quan hệ lao động.
Quả thật, nếu so sánh với tổng cộng 261 bộ thủ tục trong 11 lĩnh vực được xem xét thì có vẻ khá ít. Nhưng quan điểm của chúng tôi không phải là cắt giảm được nhiều hay ít, mà là đảm bảo việc cắt giảm đó trúng, đúng và quản lý nhà nước đạt được hiệu quả theo hướng hiện đại.
Ở đây, tôi cũng muốn nhấn mạnh rằng, cần phải tạo dựng bộ thủ tục hành chính rõ ràng, minh bạch, đạt đủ các yêu cầu về tính hợp pháp, hiệu lực, hiệu quả, khả thi và phù hợp với điều kiện thực tế của đối tượng thực thi, ở đây là các doanh nghiệp Việt Nam và người dân.
Trong lần rà soát này, VCCI không chỉ đề nghị cắt bỏ mà còn kiến nghị xây dựng bộ thủ tục thay thế phù hợp hơn. Ví dụ, chúng tôi đã kiến nghị cơ quan hải quan xây dựng lại bộ thủ tục liên quan đến gia công hàng xuất khẩu theo hướng cắt giảm những thủ tục chồng chéo, không phù hợp, không rõ ràng…
Thưa ông, khi VCCI đưa ra danh sách này, các cơ quan quản lý “đón nhận” thế nào?
Ông Phạm Gia Túc: Chúng tôi ghi nhận, cuộc cải cách thủ tục hành chính cho thấy sự chủ động rất lớn của nhiều cơ quan quản lý. Đơn cử như ngành hải quan đã tuyên bố sẽ cắt giảm 40% thủ tục hành chính trong ngành, thay vì mức tối thiểu 30% mà Thủ tướng Chính phủ đưa ra. Tuy nhiên, cũng có khá nhiều trở ngại trong nỗ lực này.
Ví dụ trong ngành hải quan, thủ tục kê khai hải quan điện tử rất được doanh nghiệp đón đợi nhưng lại chưa phát huy hết hiệu quả khi phía cơ quan thực hiện vẫn yêu cầu các doanh nghiệp có hồ sơ để chứng minh cho các dữ liệu khai điện tử là đúng thay vì cơ quan hải quan phải căn cứ vào dữ liệu lưu để kiểm tra.
Công nghệ chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn khiến phía cơ quan thực hiện phải tìm cách để tự bảo vệ mình trong trách nhiệm thực hiện thủ tục hành chính. Đây cũng chính là một nguyên nhân của sự trùng lắp trong thủ tục hành chính. Vậy nên, Nhà nước cần đầu tư đúng mức cho việc áp dụng công nghệ hiện đại vào quá trình quản lý nhà nước./.
Xin cảm ơn ông!