Ông Montri Mahaplerkpong - Phó Chủ tịch Tập đoàn SCG Việt Nam chia sẻ, để thực hiện mục tiêu trở thành doanh nghiệp dẫn đầu về phát triển bền vững trong khu vực Đông Nam Á, SCG đã nỗ lực triển khai mô hình Tuần hoàn khép kín xuyên suốt trong chuỗi cung ứng, từ khâu chọn lọc nguyên vật liệu thô đến quá trình sản xuất và tiêu thụ.
Ông Montri Mahaplerkpong- Phó Chủ tịch của SCG Việt Nam (bên phải) chia sẻ các chiến lược phát triển bền vững hàng đầu của SCG. |
Trong hoạt động thu mua, Tập đoàn yêu cầu các nhà cung ứng phải đạt Tiêu chuẩn Xanh theo ISO 14000 và các nguyên vật liệu thô phải có các chứng chỉ về môi trường. Trong sản xuất, SCG đã ứng dụng thành công hệ thống xử lý nước thải với chất lượng nước đầu ra có thể tái sử dụng. Các nhà máy giấy của SCG đã giảm được lượng nước tiêu thụ từ 15m3/tấn còn 6,5m3/tấn, nước sau khi thải ra lại tiếp tục được xử lí và sử dụng được cho mục đích tưới tiêu. Bên cạnh đó, sản phẩm của SCG cũng được tiếp thị theo hướng nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về tính bền vững và giá trị sinh thái tác động đến đời sống của người dân”
Đề cập đến tầm quan trọng của khái niệm Tuần hoàn khép kín, ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) kiêm Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững Việt Nam nhấn mạnh, trong thời gian tới, VCCI hướng đến hỗ trợ người dân Việt Nam triển khai thực hiện mô hình Tuần hoàn khép kín vì một nền kinh tế phi phát thải, tạo thêm nhiều cơ hội nghề nghiệp và nâng cao năng lực cạnh tranh của khu vực tư cũng như nắm bắt được cơ hội kinh doanh trị giá 4,5 nghìn tỷ USD do nền kinh tế Tuần hoàn khép kín mang lại.
SCG nỗ lực hướng tới mục tiêu phát triển kinh doanh bền vững bằng cách quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên để đảm bảo mọi nguồn tài nguyên cần được sử dụng hợp lý để luôn tạo ra giá trị. Để đạt được mục tiêu này, SCG ứng dụng nguyên tắc “Tuần hoàn khép kín” bằng cách tăng cường hiệu quả sản xuất để sử dụng tối đa tiềm năng của nguồn nguyên liệu thô, sử dụng các nguyên liệu thô thay thế và nguyên liệu thô có khả năng tái tạo, quản lí rác thải bằng cách tái chế để tối ưu hoá giá trị.
Điển hình trong ngành bao bì, SCG đã nâng cấp tất cả các công nghệ sản xuất giấy với mục tiêu thay thế 100% nguyên liệu chính là bột giấy tự nhiên bằng giấy phế liệu, tạo ra thành phẩm giấy có chất lượng cao hơn.
Ngoài ra, bùn thải từ sản xuất được sử dụng làm phân bón trồng cây bạch đàn - một nguyên liệu thô để sản xuất giấy. Điều này có nghĩa là chất thải đã được sử dụng tối đa để tạo nên giá trị cho doanh nghiệp.
“Hiện tại, SCG đang tập trung vào lĩnh vực Nghiên cứu và Phát triển (R&D) để chuẩn bị cho tương lai. Tập đoàn đã xây dựng Trung tâm Sáng tạo với mức đầu tư 1% doanh thu mỗi năm cho các hoạt động R&D. Bên cạnh việc áp dụng 3R (Tái sử dụng - Giảm thiểu - Tái chế) như hiện tại, trung tâm còn hướng đến Tái thiết kế (Re-design) quy trình vận hành của công ty để đạt được mô hình “luân hồi” (Cradle to Cradle). Điều này một lần nữa khẳng định cam kết của tập đoàn nhằm nâng cao chất lượng sống của cộng đồng” - Ông Montri Mahaplerkpong cho biết.