Phòng bệnh bằng... nhịn ăn
Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Phòng bệnh bằng... nhịn ăn

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Không ai giống ai. Liệu trình "nhịn ăn" vì thế thay đổi từ vài bữa đến nhiều ngày tùy theo nhu cầu điều trị, cơ tạng cá biệt và chỉ định rõ rệt của thầy thuốc quán triệt phương pháp này.

KTĐT - Không ai giống ai. Liệu trình "nhịn ăn" vì thế thay đổi từ vài bữa đến nhiều ngày tùy theo nhu cầu điều trị, cơ tạng cá biệt và chỉ định rõ rệt của thầy thuốc quán triệt phương pháp này. Quan trọng là đừng vì lời đường mật của bài này mà tuyệt thực ngay tức khắc.

Cả thầy thuốc Đông y và Tây y đều có lời khuyên mọi người là nên thỉnh thoảng nhịn ăn vài ngày để đánh thức sức đề kháng. Lý do rất dễ hiểu: Cơ thể nào khỏe cho nổi nếu chứa đầy rác!

Phải nói ngay để tránh hiểu lầm: Nhịn ăn để phòng và trị bệnh không đồng nghĩa với tuyệt thực! Người theo phương pháp này vẫn ăn, vẫn uống, có khác ngày thường chỉ ở điểm ăn toàn món ăn nhẹ, món lỏng với lượng giảm dần, và uống nhiều nước khoáng với lượng tăng dần trong suốt liệu trình.

Phòng bệnh bằng... nhịn ăn

Nhịn ăn chữa bệnh vì thế phải có bài bản theo hướng dẫn của thầy thuốc, đặc biệt với người có bệnh cần theo dõi kỹ lưỡng như cao huyết áp, thiểu năng mạch vành, tiểu đường...

Theo nhiều nhà nghiên cứu về phương pháp nhịn ăn, hình thức này nên được áp dụng khi phát hiện dấu hiệu mất quân bình giữa đầu vào và đầu ra của trục biến dưỡng, cụ thể qua các dấu hiệu bệnh lý dưới đây: Khó tập trung tư tưởng khi làm việc; mau mệt khi phải động não, nhất là mất khả năng làm toán nhẩm; đãng trí theo kiểu mới nói đã quên, nghe vừa xong như chưa nghe bao giờ; mệt mỏi buổi sáng dù không thiếu ngủ; đau đầu mỗi tháng hơn 10 ngày không rõ nguyên nhân; buồn chán dù đang thành đạt; dễ bị bội nhiễm dù không tiếp xúc với môi trường ô nhiễm; dị ứng với các món ăn trước đây dung nạp dễ dàng; mất ngủ dưới dạng đặt lưng là ngáy nhưng chỉ đến 1- 2 giờ sáng rồi thức trắng; tăng cân dù không ăn béo, thậm chí kiêng cữ, nhưng càng kiêng càng phì.

Không ai giống ai. Liệu trình "nhịn ăn" vì thế thay đổi từ vài bữa đến nhiều ngày tùy theo nhu cầu điều trị, cơ tạng cá biệt và chỉ định rõ rệt của thầy thuốc quán triệt phương pháp này. Quan trọng là đừng vì lời đường mật của bài này mà tuyệt thực ngay tức khắc.

Đừng quên nhịn ăn quá đột ngột chẳng khác nào tự tay gây rối loạn biến dưỡng. Khi đó khó tránh nhiều phản ứng sai lệch của cơ thể. Chuyện gì cũng thế. Quẹo cua quá gấp nhiều khi chỉ khiến tài xế lạc tay lái.

Nhịn ăn cũng có nguyên tắc

Trong mọi trường hợp, liệu trình "nhịn ăn" bao giờ cũng theo nguyên tắc: Cường độ nhịn ăn theo nhịp chậm trong 1/4 đầu của liệu trình, nhanh hơn trong 1/4 kế tiếp, thật nhanh trong 1/4 sau đó và trở về nhịp chậm trong 1/4 cuối. Khẩu phần bắt đầu với tỉ lệ giữa món ăn và thức uống là 4/6 trong 1/4 đầu của liệu trình, 3/7 trong 1/4 sau đó, 2/8 trong 1/4 kế tiếp và trở về 6/4 trong 1/4 cuối của liệu trình.

Y học không thể tách rời xã hội. Không riêng gì dịp hội hè, cũng không vì sợ bệnh, thỉnh thoảng nhịn ăn được ít bữa bao giờ cũng tốt cho hầu bao dễ gì nguyên vẹn trong thời buổi vật giá leo thang không ngừng. Biết là có thực mới vực được đạo nhưng cũng có khi nhờ bớt ăn mà đi trọn con đường trầm luân.

Nhịn ăn gọi là hiệu quả khi người áp dụng phương pháp này sau đó giảm cân nhưng không mệt, không dao động huyết áp, cũng như không thèm ăn đến độ ngấu nghiến cả mâm ngay sau liệu trình.

Nếu tưởng chỉ các cơ quan thuộc hệ tiêu hóa như dạ dày, ruột già... lãnh đòn vì gia chủ bội thực với thịt mỡ, rượu bia thì lầm! Các cơ quan này đằng nào cũng có đầu ra. Hai cơ quan phải chịu trận đến kiệt sức vì quá tải với phế phẩm nội sinh chính là lá gan và trái thận! Từ đó các cơ quan tối quan trọng khác như trái tim, bộ não... khó tránh liên lụy trong thế môi hở răng lạnh. Bệnh hoạn khi đó không mời cũng đến! Nhịn ăn định kỳ vì thế là lối thoát nhẹ nhàng để giọt nước không tràn ly.