Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Quân đội Ai Cập phong tỏa các lối vào Quảng trường Tahrir

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ngày 22/11, Quân đội Ai Cập đã triển khai thêm lực lượng đóng chốt tại các lối vào quảng trường Tahrir, nhất là khu vực Abdel Moneim Riyad.

Tại đây các xe thiết giáp đã được triển khai trước 19/11, ngày xảy ra sự kiện đẫm máu đối với những người biểu tình chống chế độ độc tài của cựu Tổng thống Hosni Mubarak cách đây hai năm. Ngày 20/11, an ninh tại Quảng trường này đã trở lại bình thường sau những cuộc đụng độ chết người giữa lực lượng an ninh và những người biểu tình âm mưu chiếm Quảng trường để làm cuộc "cách mạng" chống chính quyền lâm thời được quân đội hậu thuẫn. 

Chính phủ chuyển tiếp, dưới sự bảo trợ của Tướng Al-Sissi, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, đã tôn vinh danh hiệu "liệt sỹ" cho những người thuộc lực lượng vũ trang bị thiệt mạng vào ngày nói trên, trong khi những người biểu tình kỷ niệm các nạn nhân của tháng 11/2011 (gần 50 người chết do bị cảnh sát và quân đội đàn áp). Họ hô to: "Đả đảo chế độ quân sự", lần đầu tiên được nghe thấy tại Quảng trường Tahrir kể từ khi Tổng thống Hồi giáo Mohamed Morsi bị lật đổ ngày 30/7 vừa qua.
Biểu tình tại quảng trường Tahrir tưởng niệm 2 năm sự kiện 19/11.
Biểu tình tại quảng trường Tahrir tưởng niệm 2 năm sự kiện 19/11.
Hai năm sau, các nhà chức trách Ai Cập đã khánh thành một đài tưởng niệm các "liệt sỹ" tại Quảng trường này và cảnh sát và quân đội đã đến đây mặc niệm. Điều nghịch lý này đã gây ra cơn giận dữ của những người xem mình là "đại diện cho tinh thần của cuộc cách mạng tháng Giêng năm 2011", những người chống lại cả chế độ quân sự và Anh em Hồi giáo.

Tượng đài đã được dựng vào ngày 18/11 tại quảng trường Tahrir và bị những nguời biểu tình đập phá một vài giờ sau đó.

Ngay cả những tiếng nói ủng hộ chính phủ cũng không phải tất cả đều hài lòng với nỗ lực này để ca ngợi vai trò của lực lượng an ninh Ai Cập. Abdel Nasser Salama, Tổng biên tập của Al Ahram, tờ báo có số phát hành lớn nhất tại Ai Cập (báo của chính phủ), đã viết trong số báo ra ngày 20/11: "Ý định xông vào chiếm Bộ Nội vụ ngày 19/11/2011, mà chúng ta kỷ niệm ngày hôm qua, là một hành vi phạm tội. Tuy nhiên, việc chính phủ cho dựng đài 'tưởng niệm' của họ làm biến dạng một trong những nơi quan trọng nhất của Ai Cập".

Ông lưu ý rằng Bộ Nội vụ kỷ niệm những nạn nhân của bộ này do chính họ gây ra cách đây hai năm, mặc dù không phải cùng là một bộ trưởng, đồng thời cảnh báo chống lại bất kỳ âm mưu gâychia rẽ người Ai Cập và bất ổn quốc gia.

Tờ báo nhà nước Gomhoreya (Cộng hòa) ngày 18/11 khi đề cập tới các sự kiện sắp diễn tại Quảng trường Tahrir, đã "phát hiện ra một âm mưu lớn của các thế lực tài chính và quân sự nước ngoài hòng tạo ra sự hỗn loạn". Đó là những thế lực ủng hộ cho "đội quân thứ 5" để gây chia rẽ đất nước, từng ủng hộ chế độ của chính quyền Anh em Hồi giáo.

Đối với Anh em Hồi giáo, họ cũng kỷ niệm ngày 19/11, trong khi quên rằng vào thời điểm đó, cũng như hiện nay chính quyền do quân đội nắm giữ, họ đã gọi những người biểu tình là côn đồ, tập trung nhiều hơn cho chiến thắng của họ trong các cuộc bầu cử sắp tới. 

Thận trọng, họ chỉ tập hợp gần Tahrir và trung tâm thành phố Cairo.

Vào thời điểm này ở Ai Cập, những người vừa chống chế độ quân sự vừa chống Anh em Hồi giáo không phải là nhiều và không có đại diện trong các lĩnh vực chính trị. Họ chỉ vào khoảng từ một vài trăm đến một ngàn người biểu tình trong hai ngày 18 và và 19/11 để nhắc tới sự hiện diện của họ, sự phản đối quân đội và những yêu cầu của họ vẫn giống như cách ba năm đòi cải tổ cảnh sát và các tổ chức an ninh và giám sát trong cả nước.

Trong ngày 19/11, tại phố Mohamed Mahmoud (một trong những phố dẫn vào Quảng trường), xuất hiện rất nhiều người theo xu hướng chủ nghĩa xã hội mang tính cách mạng, thanh niên của Phong trào "Ngày 6/4." các cô gái tóc dài, những chàng trai quấn khăn rằn kiểu Palestine. Máy hát, được lắp đặt trên một chiếc xe máy, phát ra những bài hát cách mạng. Những thanh niên này trao cho nhau những phích đựng càphê nóng.

Họ hô vang: "Sau ngày hôm nay, nói chuyện không của Anh em Hồi giáo; không nhầm lẫn giữa chúng tôi với họ; chúng tôi là đại diện của 25 tháng", "Đả đảo chính quyền quân sự".

Các cuộc đụng độ nhỏ giữa những người ủng hộ và chống quân đội đã xảy ra trong ngày. Báo al Watan gọi đây là "đụng độ tại Tahrir giữa những người ủng hộ cuộc cách mạng 25 tháng Giêng và những người ủng hộ ngày 30/6".

Vào buổi tối, nhiều người quan tâm tới trận bóng đá quan trọng của Ai Cập. Sau đó, những người tổ chức lễ tưởng niệm được kêu gọi giải tán trong sự yên tĩnh để tránh bạo lực, và hầu hết những người tham gia sự kiện đã ra về. Tuy nhiên, một vài giờ sau đó, các cuộc đụng độ nổ ra với lực lượng an ninh, một người bị bắn chết, nhưng cảnh sát cáo buộc cho "bên thứ ba".