Chiều nay, Bộ trưởng Bộ TT&TT đã nhận được 13 lượt chất vấn, hiện còn 7 đại biểu còn có câu hỏi chất vấn. UBTVQH đánh giá phiên chất vấn đã diễn ra sôi nổi, thẳng thắn, thiết thực. UBTVQH đánh giá cao Bộ trưởng Bộ TT&TT đã tập trung trả lời câu hỏi đại biểu quan tâm, nhận rõ trách nhiệm có liên quan, ghi nhận nỗ lực một số giải pháp bất cập. Xin cám ơn Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã phát biểu ý kiến.
Về vấn đề an toàn thông tin mạng, UBTVQH ghi nhận nỗ lực của Chính phủ về việc ban hành luật an toàn thông tin mạng, tuy nhiên diễn biến thực tế cho thấy an ninh an toàn thông tin mạng ngày càng tinh vi, khó lường, các cuộc tấn công mạng có chiều hướng gia tăng, nhất là các cuộc tấn công vào hệ thống an toàn thông tin nhà nước, đòi hỏi chúng ta tiến hành đồng bộ, nâng cao nhận thức về việc trang bị các thiết bị bảo vệ, trách nhiệm của bộ, ngành liên quan. Đề nghị Chính phủ và Bộ TT&TT hoàn thiện đề án an toàn thông tin chi tiết, tiếp tục đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng, sớm xác định phạm vi quản lý, trách nhiệm từng bộ, cơ chế phối hợp, tăng cường giám sát cơ chế thông tin và các dịch vụ công trực tuyến ở trung ương và địa phương. Có giải pháp hữu hiệu việc đăng tải thông tin trên internet, phổ biến nâng cao nhận thức trong các cơ quan tổ chức và cộng đồng xã hội.
Về xử lý các cá nhân đăng tải thông tin sai sự thật trên mạng thông tin và mạng xã hội, Bộ trưởng Bộ TT&TT đã giải đáp cụ thể, phối hợp với các DN nước ngoài lớn như Google, Youtube. UBTVQH đề nghị Bộ sửa đổi các nghị định phù hợp với hiến pháp và pháp luật mới ban hành, đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước công tác báo chí, xử lý vi phạm tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin sai sự thật, tăng cường tuyên truyền nâng cao ý thức trách nhiệm của người sử dụng về thông tin sai sự thật, về truyền tải thông tin giả mạo... Các cơ quan báo chí tập trung vào đài phát thanh truyền hình bảo đảm quảng cáo tuân thủ của pháp luật, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về quảng cáo trên lĩnh vực phát thanh, truyền hình, điện tử... Thực hiện nghiêm luật quảng cáo, xử lý nghiêm và kịp thời trên phương tiện thông tin đại chúng, tạo sự chuyển biến rõ nét. Đề nghị đại biểu QH tăng cường giám sát, báo cáo trước QH.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn cho biết những thông tin chương trình, nội dung quảng cáo sai sự thật gây ảnh hưởng đến đời sống người dân và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đang là vấn đề được dư luận quan tâm. Hiện nay các chương trình quảng cáo quá tần suất, hình ảnh quảng cáo phản cảm gây bức xúc trong dư luận xã hội xuất phát từ nhiều nguyên nhân trong đó có mặt trái của cơ chế thị trường, thiếu cơ chế quản lý đồng bộ và hành lang pháp lý xử lý.
Bộ trưởng Trương Minh Tuấn chỉ rõ, Bộ không cấp phép quảng cáo trên báo chí nói chung, trên đài Phát thanh, truyền hình nói riêng hoạt động quảng cáo trên phát thanh, truyền hình do các Đài tự chịu trách nhiệm và việc quảng cáo đối với từng sản phẩm (mặt hàng) cụ thể sẽ do cơ quan quản lý chuyên ngành cấp phép. Hiện nay theo quy định của pháp luật cơ quan quản lý nhà nước về quảng cáo là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, nhưng hầu hết những vấn đề chủ yếu trong quảng cáo và phương thức quảng cáo (báo, tạp chí, phát thanh, truyền hình, báo điện tử, xuất bản phẩm, mạng internet …) lại do Bộ TT&TT quản lý và cấp phép.
Mặt khác, nội dung quảng cáo một số sản phẩm hàng hóa lại do các cơ quan quản lý chuyên ngành chịu trách nhiệm như các sản phẩm thuộc lĩnh vực y tế như thuốc, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm… do Bộ Y tế quản lý; chất lượng sản phẩm hàng hóa quảng cáo bán hàng trên truyền hình do Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý; hàng giả, hàng nhái liên quan đến các sản phẩm hàng hóa quảng cáo, bán hàng trên truyền hình lại do lực lượng quản lý thị trường do Bộ Công thương quản lý. Đây là những điểm bất cập trong quản lý nhà nước về nội dung chương trình quảng cáo.
Để giải quyết một cách căn bản các sai phạm trong hoạt động quảng cáo, bảo đảm quyền lợi cho người tiêu dùng, tránh bức xúc trong dư luận xã hội, trong phạm vi trách nhiệm của Bộ TTT&TT, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn khẳng định, Bộ đã và đang triển khai thực hiện một số giải pháp trong đó chú trọng hậu kiểm, tăng cường thanh tra, kiểm tra; định hướng, chỉ đạo thông tin và xây dựng chính sách, văn bản quy phạm pháp luật nhằm hoàn thiện thể chế pháp luật.
Theo đó, Bộ sẽ tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quảng cáo trên phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, trong đó có sự phối hợp, tham gia của Sở Thông tin- Truyền thông các địa phương. Nếu phát hiện có sai phạm liên quan đến công tác quản lý báo chí, Bộ Thông tin- Truyền thông sẽ xử lý nghiêm trong thẩm quyền của mình theo quy định tại Nghị định 159/2013/NĐ- CP ngày 12/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản.
Thực tế, trước những vi phạm trong sản xuất chương trình truyền hình của các đài như VTV, HTV… Bộ đều đã đã kịp thời, nghiêm khắc xử lý tùy theo mức độ vi phạm nhẹ nhất là nhắc nhở tại giao ban báo chí định kỳ, nhắc nhở bằng văn bản, xử phạt hành chính, thu hội thẻ nhà báo và yêu cầu các cơ quan báo chí phải cải chính xin lỗi công khai.
Bộ sẽ tiếp tục tăng cường định hướng trong các cuộc giao ban báo chí định kỳ hàng tuần về vấn đề quảng cáo; kịp thời có các văn bản chỉ đạo các cơ quan báo chí, trong đó có các đài phát thanh, truyền hình trong việc phát sóng các chương trình quảng cáo.
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ có liên quan, Bộ TT&TT vẫn thường xuyên phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để nghiên cứu, bổ sung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quản lý hoạt động quảng cáo. Trước những diễn biến phức tạp hiện nay của hoạt động quảng cáo đã đặt ra yêu cầu cần sửa đổi, bổ sung Luật Quảng cáo. Bộ trưởng Trương Minh Tuấn nhấn mạnh: “Thời gian tới, Bộ sẽ sớm đề xuất và trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung Luật quảng cáo. Trên cơ sở đó, Bộ sẽ xây dựng các nội dung hướng dẫn việc quảng cáo trên báo chí, phương tiện điện tử, thiết bị đầu cuối và các thiết bị viễn thông khác.”
Bên cạnh tăng cường phối hợp với các Bộ ngành hữu quan trong quản lý nhà nước, Bộ cũng sẽ tích cực phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức hội nghề nghiệp nhằm kịp thời ngăn chặn các quảng cáo vi phạm, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
Trả lời câu hỏi của ĐB Trương Trọng Nghĩa, Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn cho biết: Việc xây dựng một cơ chế quản lý thông tin trên mạng hợp lý vừa đảm bảo trật tự xã hội, vừa đảm bảo quyền tự do của công dân, vừa đáp ứng yếu tố hội nhập của đất nước. Đây không phải là những mặt trái của nhau. Hiện nay, Bộ đang triển khai các giải pháp cấp bách và lâu dài. Trước mắt là nâng cao vận hành hệ thống tổng hợp thông tin, kịp thời phát hiện nguồn phát tán trên mạng hỗ trợ cơ quan chức năng để xử lý, chia sẻ thông tin sai phạm cho cơ quan chức năng của Bộ công an, các DN dịch vụ viễn thông internet trong việc điều phối các nguồn thông tin vi phạm pháp luật trên mạng, vận hành hỗ trợ người sử dụng Internet an toàn, phát triển tài nguyên thông tin số, có nội dung hấp dẫn, hướng đối tượng cụ thể vào sử dụng các trang này, tăng cường thông tin chính thống trên mạng xã hội, quản trị điều hành nội dung, thông tin trên các trang thông tin chính thống, phát triển các dịch vụ khác để tận dụng mạng Internet Việt Nam. Hỗ trợ phát triển cộng đồng thuận tiện, dễ dàng để cùng cơ quan chức năng phát hiện sai phạm. Xây dựng bộ quy tắc ứng xử sử dụng mạng Internet, tuyên truyền kỹ năng sử dụng Internet an toàn, hiệu quả... Chúng tôi mong muốn tất cả hệ thống chính trị, cử tri cả nước động viên toàn dân tham gia tích cực vào các giải pháp này. Hợp tác để ngăn chặn các nguồn thông tin xấu vào Việt Nam, phối hợp với DN nước ngoài để phát triển dịch vụ CNTT. Quản trị trên mạng phù hợp thực tiễn xã hội và sự phát triển của thế giới, đảm bảo quyền tự do của công dân nhưng cũng đảm bảo đúng theo tôn chỉ của luật pháp, pháp lý của Việt Nam. Người dân cần tự đảm bảo an toàn thông tin cho bản thân mình, mỗi tổ chức, địa phương tự đảm bảo an toàn thông tin, thành pháo đài an toàn thông tin, cả nước thành trận địa an toàn thông tin. Đảm bảo xây dựng xã hội thông tin lành mạnh nên cần huy động sự tham gia của các DN theo hình thức xã hội hóa.
Đối với câu hỏi thứ hai, cần phân biệt rạch ròi giữa các cơ quan chủ quản. Bộ TT&TT có cơ quan báo chí như các bộ khác có các cơ quan báo chí khác, bộ không thấy mâu thuẫn và bộ phân biệt rõ chức năng quản lý nhà nước và cơ quan chủ quản của tờ báo. Năm 2016, liên quan về vụ nước mắm thì báo điện tử Infonet bị xử phạt vi phạm hành chính và một phóng viên bị thu thẻ nhà báo, buộc thôi việc, Tổng biên tập bị khiển trách... Càng báo của ngành của bộ thì khi vi phạm càng bị xử lý nghiêm và tình tiết đó là tình tiết tăng nặng. Tháng 2/2017, Bộ của đề nghị xử lý nghiêm khắc PV Infonet viết bài sai sự thật, buộc thôi việc và xử phạt vi phạm hành chính về tiền đối với Infonet. Chúng tôi kiểm điểm người phụ trách là đại diện của cơ quan báo chí nếu có vi phạm....
Về câu hỏi, khi có tranh chấp về an toàn thông tin, chúng tôi thấy hay nhất là đưa nhau ra tòa. Trong đó luật báo chí hiện hành ghi rõ, khi cơ quan, tổ chức cá nhân có quyền nêu ý kiến đến cơ quan báo chí hoặc khởi kiện ra tòa. Giữa việc bên đăng tin và bản tin trong đó việc đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về báo chí là Bộ TT&TT chỉ là một trong những cách để giải quyết theo quy định. Chúng tôi sẽ yêu cầu giải trình về vụ việc, rồi chuyển cho bên bị đề cập để tự giải quyết, nếu không giải quyết được chúng tôi sẽ tham gia giải quyết...
Đối với câu hỏi của ĐB Trương Minh Hoàng, với câu hỏi tại sao không tạo môi trường lành mạnh cho hacker phát triển. Nếu nói đến hacker mũ trắng thì tôi đồng ý. Còn những kẻ phá hoại thì không thể chấp nhận. Hiện nay các bạn trẻ cần sân chơi để thực hành, diễn tập nâng cao trình độ thực tế. Tôi nhất trí là cần tạo sân chơi. Và chúng tôi đã tạo ra sân chơi bằng các cuộc diễn tập tấn công mạng quy mô lớn vào tháng 3/2017. Tới đây chúng tôi sẽ làm thường xuyên và rất mong các bạn trẻ giỏi về CNTT và an toàn thông tin tham gia diễn tập này. Và với đề án triển khai an toàn thông tin, Bộ sẽ phối hợp với Bộ GD&ĐT để tìm kiếm các tài năng ở các sân chơi này. Phối hợp các DN để tổ chức cuộc thi hacker mũ trắng hàng năm để thu hút hàng ngàn bạn trẻ yêu thích CNTT trên toàn quốc, lựa chọn đội trẻ VN tham gia các cuộc thi ở khu vực Đông Nam Á và quốc tế. Hy vọng sẽ tạo ra sân chơi lành mạnh cho các bạn trẻ giỏi về CNTT.
Trả lời câu hỏi của ĐB Phạm Văn Tuân (Đoàn ĐB QH tỉnh Thái Bình), thông tin điện tử là trang tổng hợp, sản phẩm thông tin có tính chất báo chí nhưng không được sản xuất tin bài nên không có Tổng biên tập, không có Phó Tổng biên tập. Đối với các trang thông tin điện tử phải trích dẫn nguyên văn nguồn tin báo chí theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ, trang thông tin điện tử được lấy lại từ các cơ quan báo chí. Bộ sẽ xử lý cơ quan báo chí và trang thông tin điện tử dẫn nguồn lại thông tin cơ quan báo chí đó. Đối với người dẫn lại nguồn tin tôi xử với tình tiết giảm nhẹ. Bộ cũng sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra các trang thông tin điện tử tổng hợp theo quy định của pháp luật.
Đối với câu hỏi về các web nước ngoài có thông tin sai phạm. chúng tôi có giải pháp về pháp lý, truyền thông, nâng cao nhận thức, hợp tác quốc tế, giải pháp kỹ thuật, phối hợp bộ ngành...
Tôi xin trả lời câu hỏi của đại biểu Bá Sơn, các cơ quan báo chí có nhiệm vụ phát hiện, nêu gương người tốt việc tốt, đấu tranh phòng chống các hiện tượng tiêu cực. Nhưng chúng ta cũng thấy có thời điểm các trang báo điện tử lấy các thông tin về vụ án mạng, vụ án tiêu cực, tạo cho độc giả cảm giác nặng nề, gây tác động không tốt, trong các cuộc giao ban báo chí chúng tôi nêu rất nhiều như cướp, giết, hiếp, bỏng mắt, đắng lòng... là thực trạng của nhiều cơ quan báo chí. Khi viết về cướp, giết hiếp thì chi tiết man rợ, rùng rợn, các vụ tai nạn càng thảm khốc thì người ta càng đọc, thiên tai càng nặng nề thì bài báo càng giá trị... Đó là cách làm báo không đúng với đạo đức của người làm báo. Báo chí cần thông tin rõ ràng, trung thực, không miêu tả chi tiết các tình tiết man rợ. Bộ đã có văn bản yêu cầu chấp hành nghiêm các quy định về báo chí, không mô tả thông tin một cách rùng rơn, giật gân, xâm phạm quyền riêng tư của nạn nhân, người nhà của nạn nhân, người thân của thủ phạm, đăng các phát ngôn không đúng chức năng, gây hoang mang, hiệu ứng xấu cho xã hội. Bộ sẽ tiếp tục xử lý nghiêm khắc các cơ quan vi phạm các quy định trong Luật Báo chí, chúng tôi đã nhắc nhở và kiểm điểm trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan báo chí nếu có hiện tượng trên. Gần đây, thông tin trên các cơ quan báo chí đã cơ bản thực hiện đúng quy định của luật báo chí...
Trong thời gian tới, Bộ sẽ tiếp tục chỉ đạo các cơ quan báo chí về vấn đề này, tiếp tục thanh tra, kiểm tra các cơ quan báo chí có vi phạm và để các cơ quan báo chí thực hiện tốt hơn các quy định, nhiệm vụ của các cơ quan báo chí. Xét về thông tin không sai nhưng xét về mặt đạo đức chúng ta cũng không thể đưa lên mặt báo, phải đưa lên mặt báo những thông tin giáo dục cho thế hệ trẻ hôm nay.
Thông tin điện tử là công cụ để phát triển, cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đòi hỏi chúng ta phát triển mạnh mẽ hơn, như vậy cùng nhu cầu quản lý là nhu cầu chúng ta tiếp tục phát triển như thế nào, quan điểm quản lý và phát triển như thế nào? Thông tin điện tử liên quan đến quyền con người và công dân, trong đó có quyền tự do ngôn luận, bí mật đời tư, kinh doanh… Bộ trưởng quản lý thì đúng rồi nhưng quản lý thế nào để phát triển và đảm bảo các quyền của công dân?
Bộ Thông tin và Truyền thông có các cơ quan báo chí phụ thuộc nên khi việc quản lý làm sao tránh được vừa đá bóng, vừa thổi còi? Những người bị thiệt hại có đấu tranh, có phản đối về an toàn thông tin, vậy quan điểm của Bộ là nên đứng ngoài hay cùng tham gia giải quyết?
Về công tác ứng cứu sự cố, Thủ tướng có quy định về bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia, có hình thành đội ứng cứu sự cố máy tính ở địa phương. Đây là điều cần thiết nhưng chế độ, quy định chưa cụ thể để phối hợp đồng bộ. Thủ tướng có Quyết định 136 phê duyệt về sự phối hợp giữa Bộ với Bộ Quốc Phòng và các địa phương về an toàn thông tin, Bộ trưởng có ý kiến gì để triển khai quyết định này tốt hơn?
Chức năng của cơ quan báo chí có chức năng phản ánh trung thực và định hướng dư luận nhưng trong thời gian vừa qua, một số trang mạng và báo giấy, báo trên môi trường mạng tập trung khai thác vào góc độ tiêu cực và làm tác động tiêu cực đến đời sống xã hội. Tôi cho rằng việc đưa các bài báo tích cực vào đời sống xã hội chưa đáp ứng được yêu cầu hiện nay? Chúng ta sẽ làm gì để cân bằng lại thông tin trên mạng hiện nay? Tác động của trang mạng xã hội lan truyền rất nhanh, chúng tôi hiểu được rằng nhiệm vụ này sẽ được thực hiện bởi Bộ TT&TT, liệu có thể giao cho các TP, các sở ban ngành liên quan trực tiếp liên hệ với nhà mạng để ngăn chặn được không?
Đối với câu hỏi của đại biểu tỉnh Bắc Giang, bên cạnh nguy cơ cháy nổ, thiên tai, nhiều công trình phải đối mặt nguy cơ mất an toàn thông tin mạng. Dựa trên 5 cấp độ đánh giá thì hệ thống ở cấp độ 5 là mức độ mất toàn thông tin quốc gia.
Chúng ta cần tập trung nguồn lực phát triển hệ thống thông tin và tăng cường đảm bảo an toàn thông tin đối với các hệ thống thông tin quốc gia và Bộ đã đề xuất Chính phủ 11 lĩnh vực an toàn thông tin và mỗi lĩnh vực giao cho một bộ rà soát thuộc lĩnh vực mình quản lý, bổ sung các lĩnh vực cần thiết để đảm bảo đáp ứng đúng các danh mục hệ thống thông tin quan trọng các công trình hạ tầng có nguy cơ bị tấn công mạng để triển khai các biện pháp bảo vệ tương ứng.
Trong thời gian qua, việc kiểm soát thông tin trên mạng chưa được quan tâm đúng mức…
Chúng tôi đề xuất nâng cao mức truy thu thuế với các DN vi phạm về sim rác, tin nhắn rác. Chúng tôi cũng vào cuộc cùng các đơn vị để tìm nguồn gốc của các sim rác, sim kích hoạt sai quy định, đồng thời ưu đãi hơn cho người sử dụng sim trả sau, hạn chế ưu đãi cho sim trả trước, tăng cường thanh tra kiểm tra các DN có các đại lý phân phối sim trả trước.
Về vấn đề an toàn an ninh mạng, hiện nay, nguồn nhân lực an toàn an ninh mạng vẫn chưa đáp ứng được số lượng và chất lượng. Cho nên chúng ta phải có giải pháp trước mắt và lâu dài cho việc phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin để đáp ứng nhu cầu và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Ước tính nhu cầu đặt ra đến năm 2020 đối với nguồn nhân lực an toàn thông tin Việt Nam rất lớn. Theo đề án đào tạo phát triển nguồn nhân lực an ninh thông tin, mục đích cần đạt được là đưa 300 giảng viên, học viên đi đào tạo về an toàn an ninh thông tin ở nước ngoài trong đó có 100 người làm nghiên cứu sinh. Đào tạo khoảng 2000 học viên có trình độ đại học và sau đại học về an toàn an ninh thông tin chất lượng cao, đưa 1500 lượt cán bộ chuyên trách về an toàn thông tin đi đào tạo ngắn hạn để nhằm cập nhật công nghệ, nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ tại các cơ sở có uy tín ở nước ngoài. Tập huấn ngắn hạn về an toàn an ninh thông tin cho 10.000 lượt cán bộ tại cơ quan nhà nước.
Về giải pháp trước mắt, Bộ TT&TT tổ chức các lớp tập huấn ngắn hạn, cập nhật kiến thức cho các cán bộ an ninh an toàn thông tin, cử 76 lượt cán bộ đi đào tạo nước ngoài ngắn hạn về an toàn an ninh thông tin, tập huấn cho 2600 lượt cán bộ làm về an toàn thông tin tại các cơ quan nhà nước…Hướng dẫn các đơn vị tự triển khai khoảng 900 lượt cán bộ về an toàn thông tin và CNTT tại cơ sở. Bộ đang phối hợp với Bộ GD, Bộ LĐTB&XH để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực gắn với đáp ứng nhu cầu DN, thị trường. Hiện nay cả nước có 8 cơ sở được lựa chọn là 8 cơ sở trọng điểm để đào tạo về bậc đại học và sau đại học về an toàn thông tin và các cơ sở đào tạo trọng điểm này được ưu tiên đầu tư nâng cấp trang thiết bị giảng dạy và thực hành về an toàn thông tin. Tích cực tìm kiếm nguồn lực quốc tế để nâng cao chất lượng nguồn lực về an toàn thông tin của Việt Nam. Hợp tác với Pháp, Thụy Điển, Cộng hòa Séc, Phần Lan, Hungary, Nhật Bản... để đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cũng như xu hướng cách mạng công nghiệp lần thứ 4.Ưu tiên về khoa học công nghệ, làm chủ công nghệ để đảm bảo an toàn thông tin. Chúng tôi khuyến khích các DN khởi nghiệp về lĩnh vực an toàn an ninh thông tin, tăng cường và hỗ trợ các DN này hoạt động. Tuy nhiên với trình độ hiện nay, chỉ có một số ít nước trên thế giới có khả năng làm chủ hoàn toàn công nghệ như Mỹ, Trung Quốc, Nga, Israel nên chúng tôi đang cố tiếp cận với các quốc gia này để học hỏi. Việt Nam là nước đang phát triển, trình độ công nghệ đang ở mức cần cố gắng hơn nữa, nhất là chuyển giao công nghệ và áp dụng công nghệ.
Thời gian qua, đã có một số DN Việt Nam làm chủ về an toàn thông tin như FPT, CMC... Chúng tôi tiếp tục hỗ trợ và khuyến khích các DN này tiếp tục phát triển một số sản phẩm về an toàn thông tin. Để làm chủ công nghệ, Bộ TT&TT đang chỉ đạo triển khai hai nội dung lớn là tăng cường làm chủ phần mềm nguồn mở. Đây là vấn đề rất quan trọng khi chúng ta làm chủ được phần mềm nguồn mở thì chúng ta sẽ chủ động vấn đề an toàn thông tin. Tuy nhiên cộng đồng nguồn mở Việt Nam hiện nay còn nghèo nên cần nhiều biện pháp tiếp tục hỗ trợ cộng đồng này. Thứ hai là, Bộ TT&TT xây dựng đề án hỗ trợ và phát triển một số sản phẩm an toàn thông tin trong nước, dự kiến trình Chính phủ vào tháng 10/2017 theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam.
Việc kiểm soát thông tin trên mạng xã hội chưa đúng mức, Bộ có giải pháp gì về mặt kỹ thuật để ngăn các hành vi nêu trên? Tình trạng suy thoái đạo đức trong giới trẻ ngày càng diễn biến phức tạp trong đó có một phần không nhỏ là do các thông tin lan tràn trên mạng xã hội và phương tiện truyền thông hiện nay, giải pháp gì của Bộ để hạn chế việc tác động xấu đến giới trẻ?
Trong các nhóm giải pháp Bộ đặt ra để thực hiện luật an toàn thông tin mạng, tôi muốn đặt ra vấn đề là chúng ta xác định giải pháp nào là căn cơ, lâu dài, giải pháp nào là trước mắt? Vấn đề liên quan đến vấn đề thông tin mạng. Trách nhiệm nào thuộc về Bộ chủ quản, trách nhiệm nào thuộc về Bộ ngành liên quan, doanh nghiệp trong vấn đề mất an ninh mạng?
Hiện nay, thực trạng vấn đề quản lý bán hàng online của chúng ta chưa đi theo kịp phát triển, sự phối hợp quản lý hiện nay như thế nào? Giải pháp để hạn chế mặt trái của thực trạng bán hàng online?...
Vấn đề tin nhắn rác, sim rác chưa được giải quyết triệt để, qua cách trả lời của Bộ trưởng, Bộ đã xác định được quản lý nhà cung cấp dịch vụ, nhà mạng, đại lý phân phối. Nhưng chúng tôi chưa thấy được chính sách, chế tài cụ thể, thưởng phạt nghiêm minh thì sẽ giải quyết được vấn đề này. Bộ trưởng cho biết thêm giải pháp cụ thể với các nhà mạng, đại lý phân phối sim rác. Vấn đề thứ hai, vấn đề an ninh mạng, trong cuộc cách mạng 4.0, Chính phủ coi CNTT là vấn đề nòng cốt nhưng đa phần chi phí đầu tư công về CNTT vẫn phải mua của nước ngoài với số tiền không nhỏ, trong khi đó vẫn có thể dùng sản phẩm của DN Việt Nam cung cấp. Bộ trưởng nghĩ thế nào để giải quyết vấn đề an ninh mạng và an toàn thông tin.
Về câu hỏi của ĐB Trần Công Thuật, Bộ trưởng Bộ TT&TT cho biết: Tình hình an toàn an ninh thông tin mạng thời gian vừa qua tại Việt Nam diễn biến khá phức tạp, xảy ra liên tiếp các cuộc tấn công mạng vào trang web, cổng thông tin điện tử của ngành hàng không, một số cơ quan và tổ chức khác.
Chúng ta thấy rằng, tình hình an toàn an ninh mạng là chủ đề "nóng" của tất cả các quốc gia trên thế giới, Thống kê cho thấy, các cuộc tấn công làm mất an toàn thông tin mạng trên thế giới ngày nay đang có xu hướng tăng về số lượng, tăng cả về quy mô, phức tạp về phương thức thực hiện, tinh vi ngày càng cao.
Chỉ tính riêng năm 2016, mặc dùng các nước như Anh, Nga, Mỹ dành nhiều nguồn lực để quản lý, ngăn chặn nguy cơ, giải quyết những rủi ro an toàn thông tin nhưng các nước vẫn phải chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề bở các cuộc tấn công mạng.
Kết quả khảo sát tại Việt Nam năm 2016 cho thấy 41% cơ quan tổ chức không thực hiện kiểm tra đánh giá quản lý rủi ro về an toàn thông tin dẫn đến không phát hiện ra những nguy cơ, lỗ hổng mã độc, 51% cơ quan tổ chức chưa có quy trình, thao tác chuẩn để phản hồi và xử lý khi để xảy ra sự cố, dẫn đến hết sức lúng túng, bị động trong việc khắc phục đưa hệ thống trở lại hoạt động bình thường, 73% cơ quan tổ chức chưa triển khai áp dụng biện pháp bảo đảm an toàn thông tin theo đúng quy định, tiêu chuẩn trong nước và quốc tế.
Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng vẫn chưa hoàn thiện và chưa nhuần nhuyễn. Bởi những lĩnh vực này vẫn là lĩnh vực mới và thực tế triển khai ở các nước phát triển còn nhiều vướng mắc trong công tác phối hợp, ứng cứu xử lý sự cố mất an toàn thông tin. Việc xác định rõ vai trò, trách nhiệm của các đơn vị chức năng khi sự cố xảy ra, chức năng của Bộ TT&TT làm gì, Bộ Công an làm gì... Đương nhiên khi chúng ta phân biệt ở mức độ tạm thời để thấy rõ trách nhiệm của từng ngành. Ví dụ an toàn thông tin là trách nhiệm của Bộ TT&TT, tội phạm mạng là trách nhiệm của Bộ Công an. Chiến tranh mạng là trách nhiệm của Bộ Quốc phòng, nhưng khi thực hiện thì phải phối hợp nhuần nhuyễn. Đặc biệt, khi phát sinh các sự cố lớn liên quan đến hệ thống an toàn mạng quốc gia, vấn đề này càng khó để xác định rõ. Về nguyên nhân, chúng tôi thấy do do nhận thức bảo đảm an toàn thông tin chưa đầy đủ, nhất là nhận thức của lãnh đạo các cấp và tổ chức doanh nghiệp. Thứ hai, nguồn nhân lực được đào tạo về an toàn thông tin còn rất mỏng, nhất là chuyên gia giỏi, nhân lực chuyên sâu về kỹ thuật của Việt Nam, cơ quan nhà nước gặp khó khăn trong việc thu hút các chuyên gia giỏi. Ngay Bộ TT&TT đã thu hút được một lượng lớn các chuyên gia giỏi về Cục An toàn thông tin nhưng nay lần lượt xin ra khỏi biên chế Nhà nước để về các DN làm việc. Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật còn thiếu. Nguồn lực đầu tư còn hạn chế. Để khắc phục yếu kém đó, bên cạnh việc hoàn thiện hành lang pháp lý, vai trò quản lý của Nhà nước về an toàn thông tin, Bộ đã xây dựng và trình Chính phủ về Quyết định 63 về phê duyệt quy hoạch phát triển an toàn thông tin quốc gia đến năm 2020 và quyết định số 99 về đào tạo nguồn nhân lực an toàn thông tin đến năm 2020. Và trong 3 năm 2014-2015-2016, đề án đã đạt được một số kết quả khả quan và hỗ trợ nguồn nhân lực an toàn thông tin cho các cơ quan, DN.
Thủ tướng đã ra Quyết định 893 về đề án tuyên truyền phổ biến trách nhiệm an toàn thông tin đến năm 2020, Quyết định 898 ngày 27/5/2016 về phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia giai đoạn 2016-2020. Bên cạnh đó, Bộ TT&TT đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức năng việc điều phối, cảnh báo và trực tiếp ứng cứu xử lý một số tình huống khẩn cấp như sự cố an ninh mạng của Vietnam Airlines, thì trước đó 2 giờ đồng hồ Bộ đã có cảnh báo và khi sự cố xảy ra, chúng tôi đã cùng Bộ Công an vào cuộc xử lý sự cố một cách hiệu quả nhất.
Bộ TT&TT đã gửi cảnh báo sớm và chủ động điều phối các cơ quan trung ương, cơ quan địa phương, tập đoàn, tổng công ty, DN viễn thông trên toàn quốc để hỗ trợ xử lý. Ngay 3 tháng năm 2017 chúng tôi đã có hàng chục cuộc cảnh báo và phối hợp để xử lý với các cơ quan chức năng và các bộ ngành của trung ương.
Bộ cũng đã giao các đơn vị chức năng tổ chức hỗ trợ, giám sát dịch vụ công trực tuyến của một số cơ quan nhà nước quan trọng như: Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội, Bộ Tài chính, Trung tâm dữ liệu TP Hà Nội, Lào Cai, Vĩnh Phúc Quảng Ninh, Thái Nguyên, Long An… Ban hành hướng dẫn đảm bảo an toàn hệ thống thông tin như ban hành quy trình kiểm tra, giám sát an toàn thông tin mạng, quy trình xử lý sự cố an toàn thông tin mạng, hướng dẫn xây dựng phương án kỹ thuật bảo đảm an toàn thông tin, quy trình diễn tập an toàn thông tin mạng, xử lý tấn công mạng…
Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cho biết: "Bản thân tôi cũng là nạn nhân của sim rác, tin nhắn rác."
Thời gian qua, Bộ đã triển khai quyết liệt các biện pháp xử lý tin nhắn rác, sim rác. Nguyên gốc để gây ra việc có tin nhắn rác là do bán sim điện thoại trả trước một cách tràn lan và nhiều người dân bị sử dụng thông tin cá nhân mà không hề báo trước. Chúng ta đi nước ngoài muốn mua sim để sử dụng rất khó khăn thậm chí tại Nhật Bản phải có hộ chiếu và mất tới 1 tuần mới có được sim, không như ở ta muốn mua bao nhiêu cũng được. Điều này thể hiện việc quản lý, giám sát thiếu nghiêm túc của các cơ quan chức năng và các đơn vị liên quan, trong đó có trách nhiệm của ngành chúng tôi. Tôi xin nhận trách nhiệm này.
Vấn đề này đang gây ảnh hưởng lớn đến xã hội, gây phiền nhiễu đến nhiều người sử dụng điện thoại, gây nguy cơ mất an ninh an toàn thông tin. Ví dụ trường hợp của đồng chí lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh bị khủng bố bằng tin nhắn rác. Mặc dù đã tồn tại nhiều năm tuy nhiên vấn nạn này chưa giải quyết một cách triệt để. Vậy tại sao vấn đề này chưa giải quyết được triệt để? Bởi vì nó xuất phát từ lợi ích của nhiều bên: nhà mạng, đại lý, người sử dụng.
Bộ trưởng Trương Minh Tuấn nhấn mạnh: "Nhà mạng hưởng lợi vì điều này giúp nhà mạng phát triển số lượng thuê bao di động cho nên gần đây, trong các cuộc giao ban quản lý nhà nước, tôi không coi việc phát triển thuê bao di động là thành tích của ngành viễn thông. Bởi vì đến nay chúng ta đã bão hòa về số lượng, hơn 92 triệu dân mà đã có 131 triệu sim thuê bao đã hoạt động. Thế nên không thể lấy số lượng thuê bao là thành tích được.
Thứ hai, đại lý sim thẻ khai báo sẵn thông tin không chính xác và duy trì sim tồn tại thì sẽ có được doanh số, lợi ích nhất định. Người dùng cũng được lợi từ sim được khuyến mại nhiều. Vì lợi ích đó mà vấn đề này vẫn tồn tại như một vấn đề tất yếu của kinh tế thị trường. Ở góc độ quản lý nhà nước, việc phát triển thuê bao tràn lan, thiếu quản lý làm phát sinh tình trạng sim rác, lãngphí tài nguyên quốc gia, tiềm ẩn nguy cơ mất an an ninh an toàn thông tin quốc gia. Một trong những nội dung ngành thông tin truyền thông phải giải quyết triệt để là vấn đề xử lý sim rác, tin nhắn rác." Vừa qua, Bộ TT&TT đã xử lý quyết liệt vấn đề này. Từ tháng 10/2016, chúng tôi trăn trở mãi qyết tâm của Bộ thì có nhưng làm chưa hiệu quả. Khi bàn bạc lại, chúng tôi nhận thấy cách làm của chúng ta trước đây là "vừa thả gà, vừa bắt gà", không chặn ngay từ nguồn đầu mà chỉ đi thu gom, xử lý sim rác ở dưới khi đã tràn lan ra thị trường. Việc làm đó không có hiệu quả. Thứ hai, cách xử lý các đại lý cũng không có hiệu quả. Chúng tôi kiên quyết chặn ngay từ nguồn đầu ra, tức là từ nhà mạng. Bởi kho số là do Bộ cấp cho các nhà mạng và việc bán, phát hành con số đó như thế nào là do các nhà mạng cho nên phải truy trách nhiệm của các nhà mạng. Đối với các DN viễn thông thuộc ngành thông tin truyền thông, chúng tôi yêu cầu nếu không xử lý được thì chúng tôi sẽ xử lý người đứng đầu, thậm chí, ần cần thiết sẽ phải thay thế người đứng đầu nếu anh không đảm bảo xử lý được sim rác, tin nhắn rác từ kho số đã phát ra. Chúng tôi cũng ngăn chặn ngay từ trên hệ thống tức là khi gà ở trong chuồng thì chúng ta bắt ngay chứ đừng có thả ra vườn rồi mới bắt.
Từ tháng 10/2016 đến nay, chúng tôi đã thu hồi được khoảng 20 triệu sim rác và nguồn gốc của tin nhắn rác thường từ sim rác chứ không ai lấy sim đã được đăng ký công khai, chính thống để phát tán tin nhắn rác. Cứ nghĩ rằng 20 triệu sim rác bị thu hồi là lớn nhưng trên thực tế vẫn còn số lượng khá lớn nên chúng tôi đang quyết liệt làm tiếp.
Ngày hôm qua chúng tôi cho công khai công bố việc ở Nghệ An, các DN viễn thông, đang bán sim rác rộng rãi, sim đã kích hoạt trên thị trường là để hôm nay, chúng tôi tiếp tục xử lý. Chúng tôi đã phối hợp với bộ công an để xử lý, phối hợp bộ tài chính để nâng cao mức phạt đối với DN vi phạm hiện tượng này.
Bên cạnh đó chúng tôi còn đưa hàng loạt các giải pháp khác, trong đó có giải pháp thu hồi sim đầu 11 số. Bởi trước đây chúng ta phát hành sim đầu 10 số, các DN kêu rằng đã hết kho số nên chuyển sang kho 11 số. Nhưng khi kiểm tra, thu hồi lại, chúng tôi đã thu được 20 triệu sim rác đầu 10 số chứng tỏ kho sim đầu 10 số vẫn còn nên để phòng chống sim rác, tin nhắn tác thì thu hồi đầu 11 số. Việc thu hồi đầu 11 số cũng làm giảm lãng phí kho tài nguyên số quốc gia. Kho số quốc gia cũng là tài nguyên như đất đai, rừng, biển... Chúng ta phải tiết kiệm kho số quốc gia. Đồng thời dồn số ở các máy cố định. Bởi khi chúng ta bước vào nền công nghiệp lần thứ 4, chúng ta còn phải dùng nhiều đến kho số này. Ngoài ra, chúng tôi còn tăng cường khuyến khích phát triển sim trả sau. Lâu nay chúng ta thường có các gói cước khuyến khích cho sim trả trước, nhiều lợi ích cho người dùng sim trả trước, nhưng khi dùng xong họ lại vứt sim đó đi để mua sim khác, Nên cần giải pháp khuyến khích sim trả sau, giảm bớt sim trả trước….
Tôi xin cám ơn các đại biểu, đây cũng là những vấn đề rất nóng không chỉ của Việt Nam mà cả của các nước trên thế giới.
Trước hết, về câu hỏi của đại biểu Nguyễn Sĩ Cương và Nguyễn Tạo về xung quanh môi trường mạng xuất hiện một số vấn đề nổi cộm gây bức xúc trong dư luận xã hội, cũng như những hành vi tung tin giả, tán phát tài liệu xấu, độc, nhiều phát ngôn thiếu chuẩn mực, thậm chí vi phạm pháp luật như nói xấu bất hợp pháp, kích động thù hằn, vu khống, bôi nhọ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, uy tín của cá nhân và tổ chức, vừa qua Bộ đã xử lý. Như chúng ta biết, thế giới ngày nay đang dịch chuyển theo hướng xã hội thông tin. Cùng với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin và truyền thông, tiến trình này đã luôn đặt ra những thách thức mới cho cơ quan quản lý nói chung.
Mạng xã hội giúp cho người dùng giao du và chia sẻ thông tin một cách hiệu quả, không phân biệt không gian thời gian cũng như cho phép cư dân mạng chia sẻ một cách nhanh chóng thông tin. Và chính vì những đặc tính siêu việt đó, mạng xã hội đóng một vai trò quan trọng trong thông tin. Và có nước cho rằng mạng xã hội đã trở thành quyền lực đối với xã hội. Chúng ta không biết vài chục năm nữa công nghệ thông tin sẽ phát triển đến mức độ nào. Nhưng chắc chắn rằng trong tương lai, công cụ như mạng xã hội sẽ chiếm lĩnh ưu thế thông tin. Môi trường mạng là khái niệm khá rộng. Ở đây về chuyên môn, tôi xin chia thành hai loại, thứ nhất là các báo điện tử và mạng xã hội trong nước được cấp phép và hoạt động theo luật báo chí cùng các quy định khác của pháp luật Việt Nam. Thứ hai là các mạng xã hội từ nước ngoài cung cấp xuyên biên giới vào Việt Nam như Facebook, Youtube, Twitter. Và số người dùng mạng xã hội Việt Nam thuộc hàng cao trên thế giới, riêng đối với Facebook, hiện nay nước ta có trên 45 triệu người có tài khoản. Đối với Youtube, Việt Nam nằm trong 10 nước có lượng người sử dụng cao nhất thế giới. Mạng xã hội là nơi để giao lưu, chia sẻ thông tin, trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp, kể cả hoạt động sáng tạo rồi tiêu dùng, mua bán trên mạng xã hội, văn hóa... Cho nên mạng xã hội nhìn chung là sân chơi vô cùng hữu ích và làm thay đổi tận gốc cung cách truyền thông và giáo dục học tập truyền thống. Và chúng ta đang hội nhập với thế giới trong bối cảnh toàn cầu hóa cho nên sự phát triển, thu hút của mạng xã hội là xu thế tất yếu. Chúng ta không những không cần thiết phải hạn chế mà còn chủ động tận dụng phục vụ cho cuộc sống của người dân và sự phát triển đất nước. Tuy nhiên ở đây có vấn đề là mạng xã hội như một con đường, trên con đường đó có người tốt và kẻ xấu. Người tốt sử dụng mạng xã hội để đem điều tốt đến cho cộng đồng, cho xã hội, còn người xấu dùng mạng xã hội để làm điều ác. Và trên mạng xã hội, tin tức lan truyền với tốc độ chóng mặt và không chỉ những người sử dụng mạng xã hội tiếp cận thông tin mà thông tin nhanh chóng đó sẽ lan truyền tới các công sở, trên các đường phố, ngay cả trong các khu chợ búa, khu dân cư và mọi ngõ ngách của xã hội.
Vì vậy tin tốt thì sẽ tạo hiệu ứng vô cùng tích cực nhưng tin xấu thì gây hậu quả khôn lường cho xã hội. Hiện nay, nhiều thế lực thù địch, cơ hội chính trị đang tận dụng dụng triệt để mạng xã hội tuyên truyền chống Đảng, Nhà nước, thông tin sai sự, hoặc thông tin thật giả lẫn lộn để gây hoang mang cho người dân, gây bất an cho xã hội. Ngoài ra, mạng xã hội còn biến thành chợ búa được kẻ xấu, kẻ bất lươngm kém phẩm chất sử dụng để bôi nhọ danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác, chửi bới lẫn nhau trên mạng xã hội.
Khi ta vào mạng xã hội ta thấy rất nhiều kiểu khác nhau. Và đến nay, nhiều nước trên thế giới cũng rất đau đầu với những kẻ xấu trên mạng xã hội. Ở Việt Nam, tình trạng nay cũng khá phổ biến do ý thức của một bộ phận dân cư mạng, nhận thức pháp luật của một bộ phận dân cư mạng còn kém cùng một số yếu tố khác nên đã đẩy xã hội bị phơi nhiễm ngày càng mạnh bởi mạng xã hội đầy rẫy những tin tức khiêu dâm, bạo lực, bỏng mắt, đắng lòng, tung tin thất thiệt, nói xấu người này, người khác. Và đây chính là vấn đề nghiêm trọng nhất của mạng xã hội hiện nay. Nội dung thông tin trên mạng xã hội hiện nay được cung cấp bởi hai nguồn, một là nguồn từ các cơ quan báo chí chính thống gồm báo in, báo điện tử, phát thanh, truyền hình và nguồn thứ hai từ truyền thông xã hội, các trang thông tin điện tử, mạng xã hội do các tổ chức, cá nhân không phải cơ quan báo chí đăng tải. Với hai nguồn thông tin như trên thì nó tác động đến từng nguồn đối với xã hội cũng khác nhau. Việc thông tin trên mạng thời gian qua cũng xuất hiện một số vấn đề nổi cộm gây bức xúc trong dư luận xã hội như tung tin giả, phát tán tin xấu độc, phát ngôn bình luận thiếu chuẩn mực, nói xấu... Các thông tin ấy chủ yếu xuất phát từ nguồn truyền thông xã hội và đặc biệt là mạng xã hội do tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp xuyên biên giới vào Việt Nam.
Qua theo dõi, Bộ TT&TT nhận thấy, một là đối với các trang do cá nhân, tổ chức trong nước nắm, đặt biệt là các trang đã được cấp phép hoạt động thì phần lớn đều tuân thủ những quy định hiện hành, một số ít trường hợp để xảy ra sai phạm, nội dung sai phạm chủ yếu là cho phép các thành viên chia sẻ, trao đổi nôi dung thông tin vi phạm về thuần phong mỹ tục, dung tục, phản cảm, thông tin sai sự thật.
Thứ hai là đối với các trang mạng xã hội ở nước ngoài vào Việt Nam, các trang này đang được người sử dụng Việt Nam lưa chọn. Trong số 45 triệu người sử dụng thì Việt Nam là 1 trong top 10 nước có lượng người sử dụng Youtube cao nhất trên thế giới. Điều đó cho thấy, thông tin trên trang mạng xã hội của nước ngoài ngày càng có tác động lớn đến người sử dụng ở Việt Nam. Trong khi đó, những thông tin tiêu cực như thông tin xuyên tạc, bôi nhọ, kích động bạo lực... chủ yếu tồn tại trên mạng nước ngoài và người sử dụng nghĩ rằng đây là môi trường ảo từ nước ngoài nên có thể tự do phát ngôn mà không phải chịu trách nhiệm và chính vì việc đó gây ảnh hưởng đến tổ chức, cá nhân. Trước đây, các trang mạng xã hội nước ngoài như google, facebook khó kiểm soát nhưng gần đây chúng ta đã phải điều chỉnh các trang mạng từ nước ngoài theo quy định luật pháp của Việt Nam. Vấn đề đặt ra là chúng ta có đủ luật pháp để điều chỉnh hành vi của người sử dụng tại Việt Nam nhưng "con đường" mạng xã hội lại được điều chỉnh chủ yếu vẫn từ nước ngoài cung cấp thông tin vào Việt Nam không kiểm soát được.
Gần đây, Bộ TT&TT đã có thông tư 38 ngày 26/12/2016 quy định chi tiết về việc cung cấp thông tin công cộng qua biên giới và bước đầu có cơ sở pháp lý để yêu cầu các DN cung cấp thông tin qua biên giới phải có trách nhiệm gỡ bỏ thông tin theo quy định pháp luật Việt Nam.
Về giải pháp truyền thông và hành lang pháp lý, để đối phó có hiệu quả với tin xấu trên mạng xã hội thì cần thiết phải có tính chính xác của các phương tiện thông tin đại chúng chính thống của chúng ta trên mạng. Khi thông tin báo chí chính thống không đầy đủ hoặc là chậm thì người dân sẽ tìm đọc trên mạng xã hôih và phải thừa nhận là số đông vẫn tin vào báo chí chính thống, bằng chứng là lượng người đọc trên báo điện tử vẫn nổi trội, vẫn áp đảo. Chính vì vậy việc quy hoạch báo chí, làm trong sạch đội ngũ những người làm báo, chấn chỉnh những tiêu cực, đảm bảo sự minh bạch trong tiếp cận thông tin, đây là giải pháp căn bản nhất để chúng ta áp đảo những thông tin xuyên tạc, sai trái trên mạng xã hội.
Bộ TT&TT đã rà soát hành lang pháp lý và kiến nghị bổ sung cho phù hợp với Việt Nam và thông lệ quốc tế đối với lĩnh vực này.
Còn đối với các trường hợp vi phạm, xác định được nhân thân của người vi phạm thì chúng tôi áp dụng các quy định của pháp luật hiện hành để xử lý và pháp luật của chúng ta đủ điều kiện để xử lý sai phạm đó. thực tế vừa qua, năm 2015 xử phạt hành chính 11 trường hợp, năm 2016 xử phạt 4 trường hợp, tiến hành 2 đợt thanh tra, từ đầu năm 2017 đến 12/4/2017, chúng tôi đã xử phạt 10 trường hợp.
Đối với các trường hợp không xác định được các nhân thân, trước đây việc yêu cầu các DN cung cấp dịch vụ nước ngoài như Google, Facebook, Youtube gỡ bỏ thông tin vi phạm pháp luật Việt Nam là rất khó khăn, nhất là những trường hợp có yếu tố chính trị do sự khác biệt về môi trường pháp lý giữa Việt Nam và các nước. Tuy nhiên từ giữa tháng 2 trở lại đây, sau khi có Thông tư 38 thì Bộ TT&TT đã có cơ sở pháp lý để yêu cầu các DN nêu trên tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam. Đồng thời, Bộ TT&TT đã phát hiện, cảnh báo các DN Việt Nam về tình trạng google gắn các quảng cáo của nhiều thương hiệu nổi tiếng ở trong và ngoài nước trên các video clip thông tin phản động, bịa đặt, bôi nhọ danh dự của lãnh đạo cấp cao Việt Nam trên kênh Youtube của Google. Điều này đã dẫn đến việc các đại lý quảng cáo lớn ở Việt Nam đã đồng loạt dừng quảng cáo trên toàn hệ thống của Google thời gian vừa qua và Google đã đồng ý thiết lập cơ chế riêng để Bộ TT&TT có thể yêu cầu Google gỡ bỏ số lượng lớn video clip vi phạm trên Youtube. Thông thường là chỉ gỡ bỏ được 1 video clip trong một lần yêu cầu. Và làm như thế thì chúng ta không thể nao xử lý hết được, riêng trong thời gian vừa qua chúng tôi đã phát hiện hơn 2.200 clip và đến nay Bộ đã gửi yêu cầu ngăn chặn, gỡ bỏ hơn 2.200 clip có nội dung độc mà chủ yếu nói xấu, bôi nhọ đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước phát trên kênh Youtube. Và đến ngày 12/4/2017, Google đã ngăn chặn, gỡ bỏ 1.299 video clip có nội dung xấu, độc theo đề nghị của Bộ TT&TT và trong đó có việc phối hợp xử lý hẳn kênh hoạt động có 517 clip như vậy. Và không chỉ ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin vi phạm trên Youtube, gần đây nhất, trong buổi làn việc 4/4/2017, Bộ TT&TTđã tiếp tục làm việc và yêu cầu Google để đồng ý thiết lập cơ chế ngăn chặn, gỡ bỏ bỏ thông tin xấu độc, vi phạm pháp luật Việt Nam trên các nền tảng khác của Google như các Blog hay các trang web sử dụng hạ tầng của Google. Trong tháng tới chúng tôi sẽ làm việc tiếp với Facebook để gỡ bỏ các trang mạo danh lãnh đạo Đảng, Nhà nước ở trên Facebook. Và trong tháng 4/2017, Giám đốc điều hành nội dung của Facebook đã đồng ý vào Việt Nam làm việc với chúng tôi vào ngày 24-26/4 tới. Và Bộ TT&TT vừa thành lập tổ xử lý thông tin vi phạm trên mạng với sự tham gia của các đơn vị có liên quan như: Bộ công an để phối hợp xử lý thông tin vi phạm một cách nhanh chóng, hiệu quả nhất. Và từ việc xác định thông tin vi phạm cho tới việc thực hiện các biện pháp xử lý hành chính, ngăn chặn kỹ thuật...
Thời gian qua, Bộ TT&TT đã có giải pháp tích cực, quyết liệt trong lĩnh vực thông tin mạng tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề rất đáng lo ngại như xuất hiện nhiều video clip, tin bài phản cảm, nội dung đồi trụy, thiếu văn hóa, nghiêm trọng hơn là thông tin lừa đảo, cá cược, nói xấu chế độ, bôi nhọ lãnh tụ, vi phạm nhân quyền, tình hình an ninh mạng không đảm bảo, các DN, cơ quan nhà nước, sân bay, thị trường chứng khoán, ngân hàng thương mại phải thường xuyên đối mặt hàng ngày với nguy cơ bị kẻ xấu tấn công và không thể giải thích được? Vậy Bộ trưởng cho biết vừa qua đã thực hiện đến đâu, giải pháp gì để khắc phục trong thời gian tới.
Thứ hai là, thời gian qua, báo chí đã phát huy vai trò của mình trong phòng chống tham nhũng, lãng phí để góp phần xây dựng một xã hội liêm chính, dân chủ và được Nhân dân đồng tình ủng hộ, tuy nhiên, báo chí vẫn còn một số cơ quan, phóng viên, nhà báo sai phạm. Bộ trưởng có giải pháp gì để khắc phục tình trạng trên trong thời gian tới.
Qua phản ánh của cử tri, một số chương trình của đài truyền hình Việt Nam và một số chương trình của đài truyền hình khác, trong đó nổi lên các chương trình truyền hình thực tế, gameshow có nội dung chưa mang tính giáo dục cao, một số nội dung còn dàn dựng cẩu thả, chưa trung thư, gây dư luận không tốt, đặc biệt hoạt động quảng cáo trên truyền hình có những nội dung thiếu tế nhị, không lành mạnh, thậm chí có những trường hợp có thể nói là không văn hóa, gây phản cảm, bức xúc trong Nhân dân. Dẫn đến mức có người than thở rằng xem chương trình thế giới động vật còn hơn xem gameshow, cử tri rất mong Bộ trưởng Bộ TT&TT quan tâm, xử lý, khắc phục vấn đề này trong thời gian sắp đến, vấn đề là có giải pháp Bộ như thế nào nhằm tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý nghiêm minh hành vi vi phạm pháp luật đối với lĩnh vực này?
Thứ hai, trong thời gian vừa qua, trên môi trường mạng đã và đang xuất hiện nhiều vấn đề nổi cộm, gây bức xúc trong dư luận của xã hội, cụ thể là việc tung tin, phát tán thông tin không đúng sự thật, các nội dung xấu, nhiều thông tin bình luận, phát ngôn thiếu chừng mực, trái pháp luật, kích động bạo lực, thù hằn, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, thậm chí vu khống, bôi nhọ xúc phạm nhân phẩm, danh dự, uy tín của một số cá nhân, tổ chức đến mức dường như người sử dụng internet, mạng xã hội hiện nay đang rơi vào thế mê hồn trận, thông tin xấu tốt lẫn lộn, xấu nhiều hơn tốt, thiếu những nguồn thông tin mang tính định hướng mạnh mẽ trong dư luận xã hội. Kính đề nghị Bộ trưởng cho biết Bộ TT&TT đã xử lý vấn đề này như thế nào trong thời gian vừa qua? Đồng thời có những giải pháp gì về hành lang pháp lý, về công tác tuyên truyền nhằm giải quyết từng bước, triệt để vấn đề này?
Thứ nhất, hành vi đăng tải thông tin xuyên tạc, sai sự thật bây giờ đang khá phổ biến trên mạng xã hội, nguy hiểm hơn là lập các trang facebook, tôi có có cơ hội trao đổi người dân, người ta dẫn những câu trả lời của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước trên các trang thông tin giả. Và tôi cho rằng đây là việc rất nguy hiểm vì nó ảnh hưởng, gây nhiều hệ lụy cho chế độ, không định hướng được dư luận, nhiều nước đang tìm hướng ngăn chặn tệ nạn này, thưa bộ trưởng, đâu là giải pháp cho Việt Nam?
Thứ hai, Tin nhắn rác, sim rác đang là vấn đề nhức nhối cho xã hội, tôi đã chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son từ khóa trước, vừa qua, Bộ TT&TT đã có giải pháp quyết liệt và nạn sim rác theo tôi đã giảm về cơ bản nhưng chưa khắc phục được một cách triệt để. Hôm qua Vietnamnet đăng thông tin các đại lý của các nhà mạng bán sim rác tràn lan ở Nghệ An, nhưng tôi nghĩ rằng không chỉ ở Nghệ An mà rất nhiều các tỉnh thành đều như vậy. Và trên thực tế, các cửa hàng giao dịch của các nhà mạng cũng có bán cả sim rác, đây là tình trạng đáng lo ngại, xin Bộ trưởng cho biết giải pháp tiếp theo của Bộ về vấn nạn này? Việc xử lý trách nhiệm đối với các nhà mạng sẽ được thực hiện ra sao?