Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Quy định về hưởng di sản của người đã chết nhưng không để lại di chúc

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Tôi muốn hỏi, người chết để lại di sản nhưng không để lại di chúc được giải quyết thế nào?Nguyễn Duy Phong,Quận Long Biên

Trường hợp bạn hỏi, người được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật phải là những người có quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, huyết thống với người đã chết. Dựa trên mức độ gần gũi thân thiết của những người này với người chết, pháp luật phân theo thứ tự như sau:

Hàng thừa kế thứ nhất gồm: Vợ, chồng, cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; Hàng thừa kế thứ hai gồm: Ông bà nội, ông bà ngoại, anh chị em ruột của người chết; Hàng thừa kế thứ ba gồm: Cụ nội, ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cô ruột, cậu ruột, dì ruột; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột

Để được hưởng thừa kế theo pháp luật, những người thuộc các hàng thừa kế nói trên phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế, nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu họ còn sống. Nếu cháu cũng đã chết trước người để lại di sản, thì chắt được hưởng phần di sản của cha mẹ được hưởng nếu còn sống. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người để lại di sản chết.