Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Quy hoạch cấp nước Vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Theo quy hoạch, đến năm 2020, 100% dân cư đô thị và dân cư nông thôn sống tập trung sẽ được cấp nước sạch với tiêu chuẩn cấp nước từ 80-120 lít/người/ngày. Tỷ lệ thất thoát thất thu nước sạch bình quân thấp hơn 18%.

KTĐT - Theo quy hoạch, đến năm 2020, 100% dân cư đô thị và dân cư nông thôn sống tập trung sẽ được cấp nước sạch với tiêu chuẩn cấp nước từ 80-120 lít/người/ngày. Tỷ lệ thất thoát thất thu nước sạch bình quân thấp hơn 18%.

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt quy hoạch cấp nước Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020. Phạm vi lập quy hoạch gồm ranh giới hành chính của 4 tỉnh, thành phố: Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau với tổng diện tích tự nhiên 16/617 km2.

Theo quy hoạch, đến năm 2020, 100% dân cư đô thị và dân cư nông thôn sống tập trung sẽ được cấp nước sạch với tiêu chuẩn cấp nước từ 80-120 lít/người/ngày. Tỷ lệ thất thoát thất thu nước sạch bình quân thấp hơn 18%.

Về nguồn cấp nước, nguồn chính là nước mặt từ sông Hậu. Điểm lấy nước phía thượng nguồn sông Hậu cách biển từ 30 - 50 km, trên cơ sở bảo đảm tính ổn định, không bị nhiễm phèn, nhiễm mặn.

Nguồn nước ngầm chỉ khai thác cục bộ với quy mô nhỏ như hiện nay để cấp nước cho thành phố Cà Mau và một số thị trấn trong vùng. Sau năm 2020 sẽ không khai thác nguồn nước ngầm.

Xây dựng 3 nhà máy nước vùng liên tỉnh

Vùng Kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long dự kiến xây dựng 3 nhà máy nước vùng liên tỉnh gồm: Nhà máy nước sông Hậu I đặt tại khu vực Tân Thành, thành phố Cần Thơ; nhà máy nước sông Hậu II đặt tại khu vực Châu Thành, tỉnh An Giang và nhà máy nước sông Hậu III đặt tại khu vực Châu Đốc, tỉnh An Giang.

Ngoài ra, tại các tỉnh, thành phố sẽ tập trung đầu tư 11 nhà máy nước vùng tỉnh phục vụ cho các đô thị và khu vực lân cận. Cụ thể, sẽ đầu tư 5 nhà máy nước tại thành phố Cần Thơ, 2 nhà máy tại An Giang, 3 nhà máy tại Kiên Giang và 1 nhà máy tại Cà Mau.