Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Sự lệch pha đáng tiếc

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Giải điền kinh Asian Grand Prix 2013 đã khép lại với thành tích ấn tượng của Đỗ Thị Thảo. Cô đã mang về cho Tổ quốc 3 tấm HCB ở giải đấu danh giá cấp châu lục.

 Kỳ tích là vậy nhưng giới chuyên môn vẫn cảm thấy tiếc, bởi nếu như những người hữu trách gạt được sự ích kỷ, toan tính sang một bên thì có lẽ, điền kinh Việt Nam đã có một diện mạo khác.

Nộp phạt vì… bất đồng

Grand Prix là giải đấu thường niên, danh giá nhất châu Á.  Liên đoàn điền kinh châu Á mời đích danh 6 VĐV, gồm Vũ Thị Hương (100m nữ), Quách Thị Lan (400m nữ), Đỗ Thị Thảo (800m nữ), Dương Thị Việt Anh (nhảy cao nữ), Nguyễn Văn Lai (5.000m nam) và Nguyễn Văn Hùng (nhảy 3 bước nam). Đây là một sự ghi nhận của Liên đoàn điền kinh châu Á với thành tích của điền kinh Việt Nam.

Sự lệch pha đáng tiếc - Ảnh 1

Về phần mình, sau khi "liệu cơm gắp mắm", Liên đoàn điền kinh Việt Nam đã đăng ký tham dự giải với 3 vận động viên: Vũ Thị Hương, Đỗ Thị Thảo và Dương Thị Việt Anh. Chi phí cho 3 vận động viên này vào khoảng 5.000 USD. Tuy nhiên, vào phút chót, bộ môn điền kinh của Tổng cục TDTT đã gạch tên Vũ Thị Hương, Dương Thị Việt Anh và chỉ chấp nhận cử Đỗ Thị Thảo tham dự giải. Người thì bảo, Vũ Thị Hương, Dương Thị Việt Anh bị chấn thương không thể tham dự giải đấu hàng đầu, kẻ thì quả quyết, người ta đang muốn thắt chặt chi tiêu. Nhưng, hệ quả là điền kinh Việt Nam phải nộp phạt 3.000 USD vì không cử đủ vận động viên tham dự dù đã đăng ký.

Thế nhưng, có cảm giác là đang tồn tại sự lệch pha giữa bộ môn Điền kinh và Liên đoàn điền kinh. Bởi, nếu Vũ Thị Hương, Dương Thị Việt Anh bị chấn thương thì Việt Nam vẫn còn những tài năng trẻ khác như: Dương Thị Việt Anh, Quách Thị Lan, Nguyễn Văn Lai, Nguyễn Văn Hùng. Họ có thể tham dự giải để nâng cao kinh nghiệm và qua đó, bảo vệ uy tín của điền kinh Việt Nam.

Nếu lấy lý do là đang khó khăn, cần phải tiết kiệm chi phí thì cũng không ổn, bởi từ chối Asian Grand Prix 2013 với kinh phí 5.000 USD nhưng bộ môn điền kinh lại đăng ký dự giải điền kinh mở rộng với chi phí lên đến 9.000 USD. Thật là khó hiểu và chỉ có người trong cuộc mới có câu trả lời thỏa đáng.

Ai lo choSEA Games?

Sau khi Đỗ Thị Thảo mang về 3 tấm HCB tại Asian Grand Prix 2013, nhiều người cảm thấy tiếc, bởi, nếu tung đội quân chủ lực vào giải, điền kinh Việt Nam có thể giành HCV. Bởi lẽ, theo các nhà chuyên môn, thành tích của các vận động viên Việt Nam đang rất tốt.

Mất huy chương, mất tiền và đánh mất luôn cơ hội cải thiện hình ảnh của điền kinh Việt Nam, đây thực sự là điều khó có thể chấp nhận. Xa hơn nữa, dư luận đang lo lắng cho tương lai của điền kinh ViệtNamtạiSEA Games 27 vào cuối năm nay. Lo lắng là có cơ sở khi mà giữa bộ môn điền kinh và Liên đoàn điền kinh vẫn tồn tại những mâu thuẫn ngày càng trầm trọng. Hệ quả là các kế hoạch huấn luyện thi đấu không được đồng nhất. Cuối cùng, chính các vận động viên mới là những người bị trả giá khi không được tham dự những đấu trường danh giá nhất.

SEA Games 27 đang đến gần. Thiết nghĩ, lãnh đạo Tổng cục TDTT và Bộ VHTT&DL cần sớm vào cuộc để giải được bài toán khó trong mối quan hệ giữa cơ quan quản lý và tổ chức xã hội nghề nghiệp. Bởi nói cho cùng, một khi còn tồn tại mâu thuẫn thì sẽ chẳng có ai lo cho sân chơi quan trọng nhất trong năm, SEA Games.