Kinhtedothi - Dưới đây là chính sách mới về tiền lương và đầu tư sẽ có hiệu lực thi hành trong giữa tháng 7 này.
Ảnh minh họa.
1. Tăng thu nhập cho công chức trong Tổng cục Thuế, Hải quan Theo đó, Tổng cục Thuế (TCT), Tổng cục Hải quan (TCHQ) được sử dụng kinh phí tiết kiệm để chi cho các nội dung quan trọng, như là: - Bổ sung thêm thu nhập cho công chức, viên chức và người lao động bình quân của TCT, TCHQ tối đa 0,2 lần mức lương đối với cán bộ, công chức viên chức do Nhà nước quy định. Mức chi này do Thủ trưởng cơ quan quyết định dựa trên hiệu quả công việc, công bằng, hợp lý, đồng thời phải thống nhất với tổ chức công đoàn cơ quan và được công khai trong toàn cơ quan. - Trợ cấp ngoài chính sách cho những người tự nguyện nghỉ chế độ trong quá trình sắp xếp, tổ chức lại lao động; hỗ trợ công chức, viên chức và người lao động gặp hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, mắc bệnh hiểm nghèo… Nội dung trên được quy định tại Thông tư 76/2016/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 17/7/2016, được áp dụng cho năm ngân sách 2016 - 2020. 2. Chậm đăng ký thay đổi Giấy chứng nhận doanh nghiệp: Phạt đến 15 triệu Đây là nội dung quy định tại Nghị định 50/2016/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư (có hiệu lực từ ngày 15/7/2016). Đồng thời, doanh nghiệp vi phạm buộc phải đăng ký thay đổi các nội dung Giấy chứng nhận doanh nghiệp theo quy định với hành vi nêu trên. Ngoài ra, Nghị định này còn có những quy định đáng chú ý khác, như là: - Phạt từ 10 - 20 triệu đồng nếu không đăng ký thay đổi với với cơ quan đăng ký kinh doanh khi không góp đủ vốn Điều lệ như đã đăng ký. - Hộ kinh doanh thường xuyên sử dụng từ 10 lao động trở lên sẽ bị phạt tiền từ 3 - 5 triệu đồng; đồng thời buộc phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014.