Kinhtedothi - Tăng trưởng kinh tế (GDP) là đỉnh có tầm quan trọng hàng đầu của ngũ giác mục tiêu (tăng trưởng, lạm phát, cán cân thanh toán, thất nghiệp và đói nghèo). Và theo số liệu được Tổng cục Thống kê công bố ngày 29/9, tăng trưởng GDP của nền kinh tế đạt 6,81% trong quý III. Tính chung 9 tháng, tăng trưởng kinh tế đạt 6,5%, cao nhất trong 5 năm qua.
Những điểm nhấn sau 9 tháng
Tăng trưởng GDP 9 tháng năm 2015 đã cao hơn hẳn tốc độ tăng trưởng của cùng kỳ trong 4 năm trước đây. Đó là dấu hiệu rõ hơn của xu hướng tăng trưởng cao lên qua các năm và sẽ tiến tới phục hồi trong thời gian tới (năm 2012 tăng 5,25%, năm 2013 tăng 5,42%, năm 2014 tăng 5,98%, ước năm 2015 tăng trên 6,5%, định hướng trong Dự thảo Văn kiện Đại hội XII cho 2016 - 2020 tăng 6,5 - 7%).
Ngành sản xuất và phân phối điện tăng 11,3% trong 9 tháng năm 2015. Ảnh: Thanh Hải
|
Tốc độ tăng trưởng GDP 9 tháng đầu năm trong 3 năm (%)
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tính bằng tiền VND đạt 209.000 tỷ đồng, chiếm 23% tổng số và tăng cao nhất (10,1%); Tính bằng USD đến hết tháng 9 đạt 9,65 tỷ USD, tăng 8,4%. Trong 9 tháng đã có 68.347 DN đăng ký thành lập mới, tăng 28,5%, với số vốn đăng ký 420,9 ngàn tỷ đồng (tăng 31,4%); Có 12.848 DN quay trở lại hoạt động, tăng 8,2%. Số DN hoàn tất thủ tục giải thể chấm dứt hoạt động giảm 0,9%.
Ở đầu ra, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tính theo giá thực tế tăng 9,8% (nếu loại trừ yếu tố giá, mức tăng là 9,1%), là tốc độ tăng khá cao so với cùng kỳ 3 năm trước đây. Đối với công nghiệp chế biến, chế tạo, chỉ số tiêu thụ cao lên và cao hơn chỉ số sản xuất (13,3% so với 9,8%), chỉ số tồn kho tăng chậm lại (tăng 9,9%). Xuất khẩu hàng công nghiệp tăng cao hơn tốc độ chung (khoảng 14% so với 9,6%)
Nhiệm vụ trong 3 tháng còn lại rất nặng nề, lại được thực hiện trong điều kiện tổng cầu tuy đã được cải thiện nhưng vẫn còn yếu. CPI tính chung 9 tháng chỉ tăng 0,4%, thấp nhất so với cùng kỳ trong 13 năm trước đó; Xuất khẩu tăng chậm lại, nhập khẩu tăng cao lên, nhập siêu trở lại; Số DN gặp khó khăn buộc phải tạm ngừng hoạt động 9 tháng vẫn còn tới 47.604 DN, tăng 15,3% so với cùng kỳ và vẫn còn kéo dài. Nông nghiệp – thủy sản gặp khó khăn, xuất khẩu giảm 5% so với cùng kỳ…
Vấn đề đặt ra có nhiều, nhưng cần tập trung vào giảm nợ xấu, giảm tồn kho, tăng xung lực mới cho đầu tư, nhất là lượng vốn lớn còn tồn đọng trong dân dưới dạng vàng, ngoại tệ, hỗ trợ nông dân tiêu thụ sản phẩm…
Nguồn: Tổng cục Thống kê.
|