Phó GS.TS Lê Quân – Phó Giám đốc Đại học quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN): Tôi ấn tượng, với chủ trương của TP là, Hà Nội phát triển hướng tới nền kinh tế tri thức. Trong đó, đặt ra 3 khâu đột phá rất quan trọng: thể chế, hạ tầng và nguồn nhân lực. Là nơi quy tụ nguồn lực tri thức lớn, ĐHQGHN, đã xác định trách nhiệm đóng góp vào sự phát triển Thủ đô là điều tất yếu. Với nhận thức đó, ĐHQGHN đã xác định hai chương trình quan trọng để tham gia phát triển Thủ đô và thực hiện nghị quyết của Đại hội TP lần thứ XVI là: Ứng dụng khoa học công nghệ vào phát triển kinh tế xã hội và phát triển nguồn nhân lực. Việc triển khai, không chỉ hợp tác ở cấp TP, mà còn chú trọng hợp tác với các quận huyện, trong đó tập trung phát triển 3 nhóm nhân lực chính: Phát triển năng lực lãnh đạo; Phát triển nhóm nhân lực công nghệ; Tham gia đào tạo bồi dưỡng nhóm phát triển DN.
Lãnh đạo Bộ KH&CN, UBND TP Hà Nội thăm dây chuyền sản xuất tại Trung tâm Nghiên cứu chuyển giao công nghệ và giám định công nghệ
Thời gian qua, ĐHQGHN đã kết nối với Đảng bộ Khối DN TP, Hiệp hội DN Hà Nội. Qua đó, không chỉ giải quyết nguồn nhân lực cho các DN mà còn là “cầu nối” cung cấp các chuyên gia giải quyết vấn đề chuyển giao công nghệ cũng như sáng tạo. Điều này, mang lợi ích kép, vừa giúp các DN tiết kiệm một nguồn chi phí lớn để tuyển dụng riêng các chuyên gia thực hiện mục tiêu phát triển, đồng thời, phát huy tốt nguồn chất xám của Thủ đô. Đây là mô hình chúng tôi đã nghiên cứu để áp dụng sâu rộng, tuy nhiên vẫn cần những hỗ trợ từ chính quyền nhà nước. Khi triển khai khai Nghị quyết của Đại hội, ngoài xây dựng các Chương trình công tác lớn (như 9 Chương trình công tác ở khóa XV), TP nên cụ thể hóa các nội dung bằng nhiều đề án. Kinh nghiệm của ĐHQGHN, đã góp ý cho đại hội 14 tỉnh Tây Bắc, trong đó, Lào Cai đã thực hiện 14 đề án. Tôi kỳ vọng, sau đại hội Đảng bộ TP, Hà Nội, sớm xây dựng được các đề án để triển khai các nội dung của Nghị quyết của Đảng bộ TP. Đây là cách làm hiệu quả, bởi quá trình xây dựng đề án, phần lớn các nhà khoa học đều tham gia và họ cũng chính là những người “thi công” các đề án sau này. Ngay bên thềm Đại hội, chúng tôi đã trao đổi với lãnh đạo với quận Ba Đình để bắt tay hợp tác, theo hướng trên, trong đó, tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng với nhu cầu phát triển trong giai đoạn mới của Thủ đô. Ông Đinh Mạnh Hùng – Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ: Ưu tiên phát triển giao thông ngoại thành Chương Mỹ là huyện ven đô nằm cửa ngõ phía Tây Hà Nội, có diện tích lớn, dân số đông trên 33 vạn người, đơn vị hành chính đứng đầu Thủ đô, với 32 xã, thị trấn; tại đây có gần 100 cơ quan TƯ và TP đóng trên địa bàn; 1 khu công nghiệp (200 ha) , 9 cụm CN và trên 100 điểm CN làng nghề; giao thông có 16km dài đường Hồ Chí Minh đi qua; QL6 đi qua (dài ước 20km) là con đường đối ngoại để liên kết kinh tế nối với các tỉnh Tây Bắc: Hòa Bình – Sơn La – Lai Châu – Điện Biên… QL6 có ý nghĩa quan trọng, phát triển kinh tế - xã hội với huyện, nhưng hiện mới làm được trên 2km dài. Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trong huyện, kỳ vọng, nhiệm kỳ tới, TP quan tâm đầu tư hạ tầng giao thông khu vực ngoại thành ven đô, trong đó có QL6. Khi hoàn thành, nó sẽ đem lại nhiều lợi ích chung. Đó là, sẽ kết nối phát triển kinh tế Thủ đô với vùng Tây Bắc; cùng với đó sẽ tạo đà để thực hiện Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô là phát triển TP vệ tinh Xuân Mai và và đô thị sinh thái Trúc Sơn của huyện Chương Mỹ, tạo cơ hội thu hút đầu tư cho huyện phát triển. Ngoài ra, với diện tích đất tự nhiên lớn, khi hạ tầng giao thông Chương Mỹ được quan tâm cải thiện, sẽ tạo thuận lợi để thực hiện quy hoạch, phát triển công nghiệp công nghệ cao, phát triển nông nghiệp cung ứng rau quả, thực phẩm cung cấp cho nội thành, phát triển vành đai xanh… cũng như tạo điều kiện để TP thực hiện chủ trương giãn các cơ sở bệnh viện, trường học, giảm gánh cho nội đô…