Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Tạo điều kiện để doanh nghiệp nâng giá trị sản phẩm

Khắc Kiên
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ngày 9/12, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị: “Thúc đẩy cải tiến. nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa ngành Công Thương”.

Sau 5 năm thực hiện, Bộ Công Thương đã có rất nhiều hoạt động nhằm triển khai dự án, nhiều doanh nghiệp đã từng bước tiếp cận với các giải pháp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Do đó, Hội nghị được triển khai trong khuôn khổ Dự án Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa ngành công nghiệp (được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 604/QĐ-TTg ngày 25/5/2012) giao Bộ Công Thương chủ trì.
 Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Phát biểu khai mạc Hội nghị, ông Nguyễn Phú Cường - Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương) nhấn mạnh Hội nghị được tổ chức với mục tiêu cung cấp những thông tin khách quan về hiện trạng năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa trong các doanh nghiệp ngành Công Thương, đồng thời lắng nghe những chia sẻ, kinh nghiệm của một số doanh nghiệp đã có nhiều nỗ lực trong thời gian qua và bước đầu đạt những kết quả trọng hoạt động cải tiến năng suất, chất lượng.

Qua ý kiến, đề xuất của các chuyên gia, doanh nghiệp và các bên liên quan tại tại hội nghị giúp Bộ Công Thương có được những thông tin, đánh giá nhìn nhận một các đa chiều và toàn diện nhất trong việc hỗ trợ doanh nghiệp thúc đẩy cải tiến năng suất, chất lượng trong thời gian tới. Cùng với đó, Hội nghị cũng kết nối các doanh nghiệp với các đơn vị nghiên cứu, tư vấn, đánh giá trong lĩnh vực cải tiến năng suất, chất lượng nhằm đẩy mạnh các hoạt động này trong thời gian tới…

Đóng góp ý kiến tại Hội nghị, đa số các đại biểu đều cho rằng, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đều hạn chế về công nghệ so với các nước trong khu vực và phụ thuộc vào máy móc, thiết bị nước ngoài. Cùng đó là khả năng đầu tư và chuyển giao công nghệ mới phụ thuộc vào nguồn tài chính hạn hẹp…

Do đó, cần tạo môi trường cho doanh nghiệp phát triển về quy mô để từ đó nâng cao năng suất của toàn ngành. Mặt khác, tiếp tục tái cơ cấu và cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước trong lĩnh vực công nghiệp và khuyến khích phát triển khoa học công nghệ. Ngoài ra, cần cải cách đào tạo nghề trong các trường đại học, trung cấp dạy nghề, tăng phần thực hành kỹ năng áp dụng vào thực tế. Đặc biệt, việc áp dụng những tiêu chuẩn ISO 9000, ISO 14000, SA 8000 sẽ giúp các doanh nghiệp có ý thức trong việc đảm bảo chất lượng, môi trường và tuân thủ pháp luật, từng bước tạo uy tín trước khách hàng và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm.