Trước thềm diễn ra Chợ Công nghệ và thiết bị Quốc tế Việt Nam 2015 (Techmart 2015), phóng viên báo Kinh tế & Đô thị đã có cuộc trao đổi với ông Lê Xuân Định - Cục trưởng Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia (Bộ KH&CN) về sự cần thiết của sự kiện này đối với nhà nghiên cứu khoa học cũng như các doanh nghiệp (DN) có nhu cầu ứng dụng KH&CN vào hoạt động kinh doanh.
- Techmart đóng vai trò như thế nào đối với các nhà quản lý, nhà khoa học và những DN sản xuất, kinh doanh của Việt Nam?
Ông Lê Xuân Định: Hiện tại, khâu yếu của thị trường KH&CN của Việt Nam chính là các định chế trung gian, cầu nối chuyên nghiệp và hiệu quả giữa các nhà khoa học có tinh thần DN và các doanh nhân có tinh thần khoa học. Chúng ta đang thiếu các tổ chức tư vấn, đánh giá, giám định công nghệ, sàn giao dịch công nghệ chuyên nghiệp, thấu hiểu nhu cầu của DN và sẵn sàng phục vụ DN theo văn hóa DN.
Khi đã có công nghệ hay tài sản trí tuệ thì phải có một tổ chức định giá được nó, tư vấn được cho cả người mua và người bán đảm bảo quyền lợi cao nhất và bền vững nhất khi chuyển giao.
Ở Việt Nam thị trường KH&CN là thị trường còn non trẻ, phát triển sau thị trường vốn, thị trường lao động, thị trường hàng hóa và dịch vụ... Tuy nhiên, thị trường KH&CN là thị trường đặc biệt quan trọng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Và Techmart là một trong những hoạt động cụ thể nhằm giúp thị trường KH&CN phát triển.
Tiêu biểu, tại Techmart 2015, các thành tựu nghiên cứu khoa học, đặc biệt là công nghệ, thiết bị mới, hiện đại có tác động sâu rộng tới hoạt động kinh tế - xã hội của các đơn vị trong nước và quốc tế sẽ được giới thiệu và chuyển giao, mở đường cho việc các DN được đổi mới công nghệ, tạo tiền đề cho các sản phẩm,dịch vụ mới chất lượng cao hơn, ổn định hơn với giá thành cạnh tranh hơn.
Trong những năm vừa qua, với 5 kỳ Techmart quốc gia, quốc tế và hơn 30 kỳ Techmart vùng được tổ chức đã có nhiều hợp đồng được ký kết với tổng giá trị lên tới hàng chục ngàn tỷ đồng. - Techmart 2015 có gì khác biệt so với những kỳ trước? Ông Lê Xuân Định: Điểm khác biệt lớn nhất của Techmart 2015 là sẽ lấy DN làm trung tâm, cả về nội dung hoạt động, hình thức tổ chức, lẫn số lượng tham gia. Đây sẽ không còn là dịp biểu dương lực lượng của các cơ quan nghiên cứu mà là câu chuyện ứng dụng KH&CN vào DN sẽ được diễn ra như thế nào. Ngay trong số lượng đơn vị tham gia cũng đã thể hiện điều đó khi có hơn 500 DN so với 110 viện nghiên cứu. Techmart 2015 cũng là lần đầu tiên các DN chủ động đưa ra những yêu cầu về đổi mới công nghệ, thiết bị nhằm giải quyết bài toán kinh doanh của mình thay vì bị động như trước. Và đây cũng là nơi để các nhà khoa học, các viện nghiên cứu có được các đơn đặt hàng phù hợp và thấy được thị trường cụ thể cho những sáng tạo của mình. Ngoài ra, Tecmart 2015 sẽ có khu vực riêng dành cho Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo với sự có mặt của các Startup đầy sáng tạo và đam mê, cả trong lĩnh vực CNTT và các lĩnh vực khác như nông nghiệp. - Những cơ hội nào sẽ mở ra cho các doanh nghiệp tại Techmart lần này? Ông Lê Xuân Định: Để đổi mới công nghệ, thiết bị, DN cần thực hiện 2 việc. Đầu tiên là tìm hiểu và được tư vấn về các công nghệ thiết bị hiện đại do các DN, viện nghiên cứu, trường đại học cung cấp qua các gian hàng. Tiếp theo là đưa ra các yêu cầu của chính mình về công nghệ, thiết bị qua các phiếu tìm mua công nghệ để ban tổ chức hỗ trợ kết nối với các DN, viện, trường. Tecmart sẽ trợ giúp DN cả 2 việc này. Ngoài ra, DN sẽ được chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn ứng dụng KH&CN thành công từ các DN, doanh nhân khác qua các diễn đàn, hội thảo. Tất cả đều là "người thật, việc thật". - Với những giao dịch được ký kết thành công, Ban tổ chức Techmart sẽ thực hiện theo dõi, giám sát các bên triển khai như thế nào? Ông Lê Xuân Định: Sau khi Techmart diễn ra, Ban tổ chức sẽ tiếp tục theo dõi nhằm hỗ trợ tất cả các hợp đồng được ký kết và các DN gặp khó khăn trong việc triển khai. Trong thời gian tới, ngoài việc giám sát, Ban tổ chức sẽ phối hợp cụ thể với các Bộ, ngành và địa phương, nhằm đưa ra hỗ trợ cần thiết dành các hợp đồng được ký kết ở các kỳ Techmart. Hiện nay, Bộ KH&CN đang triển khai chương trình cấp chứng nhận DN KH&CN, DN công nghệ cao, DN có sản phẩm ứng dụng công nghệ cao. Với các công nghệ, thiết bị được chuyển giao tại Techmart, các doanh nghiệp sẽ có cơ hội nâng cao năng lực, đáp ứng các tiêu chuẩn để đạt được các chứng nhận trên. Với các chứng nhận này, DN sẽ nhận được hàng loạt các ưu đãi về thuế, được hỗ trợ phát triển, ứng dụng KH&CN. - Việc DN tham gia tích cực là yếu tố quan trọng để thị trường KH&CN phát triển. Bộ KH&CN có kế hoạch gì để khuyến khích DN? Ông Lê Xuân Định: Gần đây, Bộ KH&CN đã thành lập một đơn vị chuyên trách hỗ trợ DN tham gia phát triển thị trường KH&CN, đó là Cục Thị trường và Doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Nhằm triển khai Chương trình phát triển thị trường khoa học và công nghệ đến năm 2020, trong thời gian tới, Bộ KH&CN sẽ tập trung hoàn thiện môi trường pháp lý cho DN tham gia giao dịch công nghệ như hoàn thiện quy phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ, đánh giá, định giá tài sản trí tuệ, cơ chế chuyển nhượng, góp vốn bằng sở hữu trí tuệ; thúc đẩy hoạt động dịch vụ thị trường KH&CN, đổi mới quy trình, thủ tục đăng ký và thành lập của các tổ chức dịch vụ KH&CN. Đồng thời, Bộ sẽ đầu tư xây dựng các sàn giao dịch công nghệ quốc gia tại Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng với hệ thống dịch vụ KH&CN, tổ chức trung gian đồng bộ đi kèm; hỗ trợ thành lập công ty đánh giá, định giá công nghệ, chuyển giao công nghệ; hình thành một số tổ chức công ích tư vấn cho các DN nhỏ và vừa. Bên cạnh đó, Bộ cũng tập trung triển khai chương trình cấp chứng nhận DN KH&CN, doanh nghiệp công nghệ cao, DN có sản phẩm ứng dụng công nghệ cao. Với các chứng nhận này, DN sẽ nhận được hàng loạt các ưu đãi về thuế, được hỗ trợ phát triển, ứng dụng KH&CN. Xin cảm ơn ông!
Doanh nghiệp sẽ là trọng tâm của Techmart 2015
|
Tiêu biểu, tại Techmart 2015, các thành tựu nghiên cứu khoa học, đặc biệt là công nghệ, thiết bị mới, hiện đại có tác động sâu rộng tới hoạt động kinh tế - xã hội của các đơn vị trong nước và quốc tế sẽ được giới thiệu và chuyển giao, mở đường cho việc các DN được đổi mới công nghệ, tạo tiền đề cho các sản phẩm,dịch vụ mới chất lượng cao hơn, ổn định hơn với giá thành cạnh tranh hơn.
Trong những năm vừa qua, với 5 kỳ Techmart quốc gia, quốc tế và hơn 30 kỳ Techmart vùng được tổ chức đã có nhiều hợp đồng được ký kết với tổng giá trị lên tới hàng chục ngàn tỷ đồng. - Techmart 2015 có gì khác biệt so với những kỳ trước? Ông Lê Xuân Định: Điểm khác biệt lớn nhất của Techmart 2015 là sẽ lấy DN làm trung tâm, cả về nội dung hoạt động, hình thức tổ chức, lẫn số lượng tham gia. Đây sẽ không còn là dịp biểu dương lực lượng của các cơ quan nghiên cứu mà là câu chuyện ứng dụng KH&CN vào DN sẽ được diễn ra như thế nào. Ngay trong số lượng đơn vị tham gia cũng đã thể hiện điều đó khi có hơn 500 DN so với 110 viện nghiên cứu. Techmart 2015 cũng là lần đầu tiên các DN chủ động đưa ra những yêu cầu về đổi mới công nghệ, thiết bị nhằm giải quyết bài toán kinh doanh của mình thay vì bị động như trước. Và đây cũng là nơi để các nhà khoa học, các viện nghiên cứu có được các đơn đặt hàng phù hợp và thấy được thị trường cụ thể cho những sáng tạo của mình. Ngoài ra, Tecmart 2015 sẽ có khu vực riêng dành cho Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo với sự có mặt của các Startup đầy sáng tạo và đam mê, cả trong lĩnh vực CNTT và các lĩnh vực khác như nông nghiệp. - Những cơ hội nào sẽ mở ra cho các doanh nghiệp tại Techmart lần này? Ông Lê Xuân Định: Để đổi mới công nghệ, thiết bị, DN cần thực hiện 2 việc. Đầu tiên là tìm hiểu và được tư vấn về các công nghệ thiết bị hiện đại do các DN, viện nghiên cứu, trường đại học cung cấp qua các gian hàng. Tiếp theo là đưa ra các yêu cầu của chính mình về công nghệ, thiết bị qua các phiếu tìm mua công nghệ để ban tổ chức hỗ trợ kết nối với các DN, viện, trường. Tecmart sẽ trợ giúp DN cả 2 việc này. Ngoài ra, DN sẽ được chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn ứng dụng KH&CN thành công từ các DN, doanh nhân khác qua các diễn đàn, hội thảo. Tất cả đều là "người thật, việc thật". - Với những giao dịch được ký kết thành công, Ban tổ chức Techmart sẽ thực hiện theo dõi, giám sát các bên triển khai như thế nào? Ông Lê Xuân Định: Sau khi Techmart diễn ra, Ban tổ chức sẽ tiếp tục theo dõi nhằm hỗ trợ tất cả các hợp đồng được ký kết và các DN gặp khó khăn trong việc triển khai. Trong thời gian tới, ngoài việc giám sát, Ban tổ chức sẽ phối hợp cụ thể với các Bộ, ngành và địa phương, nhằm đưa ra hỗ trợ cần thiết dành các hợp đồng được ký kết ở các kỳ Techmart. Hiện nay, Bộ KH&CN đang triển khai chương trình cấp chứng nhận DN KH&CN, DN công nghệ cao, DN có sản phẩm ứng dụng công nghệ cao. Với các công nghệ, thiết bị được chuyển giao tại Techmart, các doanh nghiệp sẽ có cơ hội nâng cao năng lực, đáp ứng các tiêu chuẩn để đạt được các chứng nhận trên. Với các chứng nhận này, DN sẽ nhận được hàng loạt các ưu đãi về thuế, được hỗ trợ phát triển, ứng dụng KH&CN. - Việc DN tham gia tích cực là yếu tố quan trọng để thị trường KH&CN phát triển. Bộ KH&CN có kế hoạch gì để khuyến khích DN? Ông Lê Xuân Định: Gần đây, Bộ KH&CN đã thành lập một đơn vị chuyên trách hỗ trợ DN tham gia phát triển thị trường KH&CN, đó là Cục Thị trường và Doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Nhằm triển khai Chương trình phát triển thị trường khoa học và công nghệ đến năm 2020, trong thời gian tới, Bộ KH&CN sẽ tập trung hoàn thiện môi trường pháp lý cho DN tham gia giao dịch công nghệ như hoàn thiện quy phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ, đánh giá, định giá tài sản trí tuệ, cơ chế chuyển nhượng, góp vốn bằng sở hữu trí tuệ; thúc đẩy hoạt động dịch vụ thị trường KH&CN, đổi mới quy trình, thủ tục đăng ký và thành lập của các tổ chức dịch vụ KH&CN. Đồng thời, Bộ sẽ đầu tư xây dựng các sàn giao dịch công nghệ quốc gia tại Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng với hệ thống dịch vụ KH&CN, tổ chức trung gian đồng bộ đi kèm; hỗ trợ thành lập công ty đánh giá, định giá công nghệ, chuyển giao công nghệ; hình thành một số tổ chức công ích tư vấn cho các DN nhỏ và vừa. Bên cạnh đó, Bộ cũng tập trung triển khai chương trình cấp chứng nhận DN KH&CN, doanh nghiệp công nghệ cao, DN có sản phẩm ứng dụng công nghệ cao. Với các chứng nhận này, DN sẽ nhận được hàng loạt các ưu đãi về thuế, được hỗ trợ phát triển, ứng dụng KH&CN. Xin cảm ơn ông!