Trả lời: Tiểu mục 6, Điều 2 Nghị định 135/2013 ngày 18 tháng 10 năm 2013 quy định: - Văn phòng Thừa phát lại được quyền thỏa thuận để tống đạt văn bản của Tòa án, Cơ quan Thi hành án dân sự các cấp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại, bao gồm: Giấy báo, giấy triệu tập, giấy mời, quyết định đưa vụ án ra xét xử, bản án, quyết định trong trường hợp xét xử vắng mặt đương sự của Tòa án; quyết định về thi hành án, giấy báo, giấy triệu tập của Cơ quan thi hành án dân sự. Trong trường hợp cần thiết, trên cơ sở đề nghị của Tòa án, Cơ quan thi hành án dân sự, Văn phòng Thừa phát lại có thể thỏa thuận để tống đạt các loại văn bản, giấy tờ khác. - Thừa phát lại có quyền thực hiện việc tống đạt các văn bản của Tòa án và Cơ quan thi hành án dân sự tại Khoản 1 của Điều này ngoài địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại”. Tiểu mục 7, Điều 2 Nghị định 135/2013 ngày 18 tháng 10 năm 2013 quy định: Thỏa thuận tống đạt được ký kết giữa Văn phòng Thừa phát lại với Cơ quan thi hành án dân sự hoặc Tòa án dưới hình thức hợp đồng theo phương thức Tòa án, Cơ quan thi hành án dân sự chuyển giao tất cả các loại văn bản đã thỏa thuận cho Văn phòng Thừa phát lại tống đạt và Văn phòng Thừa phát lại không được từ chối khi được yêu cầu tống đạt. Hợp đồng dịch vụ tống đạt gồm các nội dung chính sau: Văn bản cần tống đạt; Thời gian thực hiện hợp đồng; Thủ tục việc tống đạt; Quyền, nghĩa vụ của các bên; Phí thực hiện tống đạt. Một Cơ quan thi hành án dân sự hoặc một Tòa án chỉ được ký hợp đồng tống đạt với một Văn phòng Thừa phát lại. Một Văn phòng Thừa phát lại có quyền ký hợp đồng tống đạt với nhiều Cơ quan thi hành án dân sự hoặc nhiều Tòa án trên địa bàn tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại.