Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Thành lập Văn phòng Thừa phát lại đầu tiên tại Hà Nội

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Sáng 16/4, Tổng cục Thi hành án Dân sự - Bộ Tư pháp phối hợp với UBND TP Hà Nội tổ chức lễ công bố quyết định cho phép thành lập, khai trương Văn phòng Thừa phát lại đầu tiên tại Hà Nội, tại quận Ba Đình nên gọi là Văn phòng Thừa phát lại Ba Đình.

Văn phòng Thừa phát lại thành lập theo Đề án Thí điểm chế định Thừa phát lại tại thành phố Hà Nội đã được Bộ Tư pháp phê duyệt.

Theo đó, đề án thí điểm chế định Thừa phát lại sẽ cho phép mở 5-8 Văn phòng thừa phát lại trên toàn địa bàn thành phố. Hà Nội là tỉnh thành thí điểm mở rộng thừa phát lại, sau khi đã tiến hành thí điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh. Thực tiễn thí điểm tại TP HCM đã bước đầu khẳng định được vị trí, vai trò, hiệu quả của mô hình Thừa phát lại. Điều này khẳng định thí điểm chủ trương tái lập chế định thừa phát lại theo Chiến lược Cải cách tư pháp của Đảng là hoàn toàn cần thiết và đúng đắn.

 
Ông Nguyễn Văn Sơn, Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Thi hành án Dân sự  phát biểu tại lễ khai trương.
Ông Nguyễn Văn Sơn, Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Thi hành án Dân sự phát biểu tại lễ khai trương.
Theo ông Nguyễn Văn Sơn - Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Thi hành án Dân sự, chế định thừa phát lại là một chế định tư pháp, dịch vụ pháp lý công hỗ trợ người dân và các cơ quan tư pháp. Những việc thừa phát lại được làm như sau: Thứ nhất, thực hiện việc tống đạt theo yêu cầu của Tòa án hoặc Cơ quan thi hành án dân sự; thứ 2, lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức; thứ 3, xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự; thứ 4, trực tiếp tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự.

Đặc biệt, với chức năng lập vi bằng (xác lập bằng chứng các hành vi), Thừa phát lại sẽ bổ sung những điểm chưa đầy đủ, chưa với tới của nhiều dịch vụ pháp lý công đang triển khai hiện nay.