Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Thâu tóm doanh nghiệp khác qua TTCK: Hồi chuông cảnh báo đã được gióng lên

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Thời gian qua, những mâu thuẫn diễn ra giữa Ban lãnh đạo CTCP Dược Hà Tây (DHT) và cổ đông lớn là CTCP Dược Viễn Đông (DVD) được nhiều người quan tâm.

KTĐT - Thời gian qua, những mâu thuẫn diễn ra giữa Ban lãnh đạo CTCP Dược Hà Tây (DHT) và cổ đông lớn là CTCP Dược Viễn Đông (DVD) được nhiều người quan tâm. Đặc biệt là từ sau khi DHT liên tiếp tố cáo DVD có hành vi vi phạm pháp luật trong việc mua cổ phiếu của DHT.

Bất ngờ nguy cơ bị thâu tóm

Ngày 28/6, Công ty Dược phẩm Viễn Đông (mã niêm yết tại HOSE là DVD) công bố thông tin đã sở hữu trên một triệu cổ phiếu DHT, tương đương 24,71% vốn điều lệ của Công ty Dược phẩm Hà Tây (niêm yết tại HNX với vốn điều lệ 41,22 tỷ đồng). Phần lớn lượng CP này được chuyển nhượng từ sở hữu của ông Lê Văn Dũng (Chủ tịch Hội đồng quản trị Dược Viễn Đông) và trợ lý của ông này. Kể từ sau thời điểm này, Dược Viễn Đông và một số cổ đông liên quan tiếp tục mua gom cổ phiếu DHT. Tháng 7/2010, DVD tiến hành các thủ tục xin phép các cơ quan chức năng cũng như thỏa thuận mua thêm 26% vốn điều lệ của DHT từ một nhóm cổ đông lớn khác.


Ông Lê Văn Lớ, Chủ tịch Hội đồng quản trị DHT cho biết: Thực ra DHT mới chỉ biết việc này cách đây hơn một tháng khi ông Dũng công bố thông tin về việc sở hữu 19% cổ phần tại DHT. Trước thời điểm này, chúng tôi chưa bao giờ nghĩ tới việc phải đối mặt với một vụ thâu tóm như thế này. Một điều lạ là mặc dù công khai ý định mua phần lớn cổ phiếu DHT trên báo chí, nhưng phía DVD thực tế chưa bao giờ làm việc trực tiếp với lãnh đạo công ty chúng tôi. Trước khi có sự kiện DVD mua hơn 60% DHT, những vụ thâu tóm doanh nghiệp tương tự đã xảy ra trên TTCK Việt Nam như Công ty Thủy sản Hùng Vương mua Agifish, Kinh Đô mua Tribeco. Các kỹ thuật cũng được tiến hành tương tự, một số cá nhân âm thầm thu gom CP của doanh nghiệp mục tiêu và bán lại cho đơn vị có ý định thâu tóm. Khi tổ chức thâu tóm công khai kế hoạch thì thực chất thương vụ mua CP chi phối đã hoàn thành trước đó.


Mua bán chứng khoán DHT - DVD ngay thẳnghay khuất tất?


Trước nguy cơ bị thâu tóm, ban lãnh đạo Dược Hà Tây đã tiến hành một số động thái như đăng ký mua CP quỹ, công bố kế hoạch phát hành thêm CP tăng vốn điều lệ… nhằm giảm tỷ lệ sở hữu của Dược Viễn Đông. Thời điểm đăng ký mua thêm giá CP DHT đã tăng mạnh, trong khi DHT lại công bố mua CP quỹ đã gây khó khăn cho quá trình thâu tóm của Dược Viễn Đông. Sau 2 lần thất bại trong việc chào mua thêm CP, đến ngày 16/7, DVD đã tiến hành chào bán toàn bộ số cổ phiếu DHT đang nắm giữ. Hiện lãnh đạo DHT đang gửi đơn kiến nghị tới một số cơ quan chức năng, khiếu nại về việc DVD đã làm trái quy định về chào mua công khai. Cũng trong đơn này, ông Lê Văn Lớ tố cáo ông Lê Văn Dũnglợi dụng thông tin nội bộ về chiến lược và mục tiêu mua thâu tóm DHT của DVD, đã mua hơn 1 triệu cổ phiếu của DHT cho riêng mình, giá 38.000 đồng/CP, trước thời điểm DVD quyết định mua thâu tóm cổ phiếu DHT. Sau khi mua, ông Dũng dùng chiêu đẩy giá và bán lại cổ phiếu DHT cho chính DVD, nơi ông Dũng đang làm Chủ tịch HĐQTkiêm Tổng giám đốc, giá 53.000 đồng/CP.Với phi vụ này, ông Dũng đã bỏ túi tối thiểu 6 - 8 tỷ đồng. Về phía mình, ông Lê Văn Dũng đã lên tiếng phản kháng: Việc tôi và DVD mua CP của DHT là hợp pháp, không hề có chuyện công bố thông tin sai lệch để trục lợi bất chính.


Giải bài toán mâu thuẫn lợi ích này có lẽ cần nhiều hơn sự tham gia điều tiết của cơ quan quản lý bằng các quy định pháp lý cụ thể. Không xét việc thâu tóm này có lợi về mặt kinh tế hay không, người viết chỉ đề cập ở góc độ DN làm thế nào để bảo vệ mình trước nguy cơ bị đối thủ thâu tóm thông qua TTCK. Rõ ràng, với việc đại chúng hóa ngày càng lớn như hiện nay, nếu DN không cẩn trọng thì việc bị đối thủ mua gom CP thông qua TTCK và thực hiện thâu tóm là hoàn toàn có thể.