Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Thị trường nông sản Tết Ất Mùi: Được "cung" nhưng thua giá

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Sau một năm sản xuất, người nông dân trông mong vào vụ thu hoạch cuối năm được cả về sản lượng và về giá nông sản. Nếu vậy, Tết đến với bà con sẽ sung túc hơn nhưng Tết Ất Mùi, điều mong ước đó đã không đến được với những người trồng hoa Hà Thành.

Các mặt hàng thực phẩm trước và trong Tết giá bán như nhau

Theo quy luật hàng năm, cứ bắt đầu từ d
ịp Lễ Táo quân (23 tháng Chạp) đến Tết là các mặt hàng hóa bắt đầu tăng giá. Không kể đó là mặt hàng bánh kẹo, mứt tết, rượu, bia, nước ngọt … mà những mặt hàng thực phẩm: cá, tôm, lợn, gà … đều đội giá lên cao. Có khi giá cao gấp vài lần là chuyện thường thấy trong mỗi phiên chợ Tết.

Nhưng năm nay lại khác, có lẽ hiếm khi người dân Hà Nội nói riêng, cũng như cả nước nói chung được đón một với lượng hàng hóa dồi dào, giá cả các mặt hàng cơ bản ổn định như năm nay. 

Trước, trong và sau ngày Lễ Táo quân, các loại hành hóa trên thị trường vẫn ổn định giá như những ngày trước đó. Chỉ đến ngày 27 tháng Chạp, trước Tết 3 ngày giá các mặt hàng hóa, gồm: bia, nước giải khát mới nhích nhẹ. Đối với hàng nông sản chỉ có duy nhất là giá gà ta nguyên con, thịt bò tăng nhẹ ở mức 20.000 đồng/kg. Còn lại các loại thực phẩm khác và rau xanh hầu như đứng nguyên giá như ngày thường.
Thịt lợn và một số thực phẩm khác hầu như không tăng giá trước Tết.
Thịt lợn và một số thực phẩm khác hầu như không tăng giá trước Tết.
Ngay từ trước ngày Lễ Táo quân, nhiều tiểu thương tại các chợ truyền thống trên địa bàn Hà Nội đã nhận định: Tết năm thịt gà có nhiều khả năng tăng giá còn lại sẽ giữ giá. Họ cho rằng nguồn cung dồi dào, và điều nhận định ấy đã đúng.

Thường vào những ngày sau Tết, hàng hóa cũng đội giá cao hơn, nhưng năm nay giá tăng không đáng kể. Số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê cho thấy, tháng Hai CPI của cả nước còn giảm so với tháng Một. Lý giải điều này, cơ quan thống kê cho biết, do giá xăng giảm mạnh, làm giảm chỉ số này.
Siêu thị Hà Nội gần đến Tết vẫn vắng khách, và chỉ đông vào 2 ngày 27 và 28 Tết.
Siêu thị Hà Nội gần đến Tết vẫn vắng khách, và chỉ đông vào ngày 27 và 28 Tết.
Người nông dân bán hoa tươi như cho

Cùng với thực phẩm thì hoa tươi, có khi còn thảm hại hơn. Ngay từ trước, trong và sau ngày Lễ Táo quân giá hoa tươi vẫn bất động. Cho tới tận ngày 27 tháng Chạp, là ngày đầu tiên cán bộ, công nhân, viên chức được nghỉ Tết, nhu cầu mua tăng thì hoa mới tăng giá lên từ 30% đến 50% so với giá ngày thường.

Hoa lay ơn giá cao nhất vào sáng ngày 28 Tết mới ở mức 80.000 đồng/chục. Nếu cùng thời điểm đó của những năm trước hoa lay ơn có giá bán từ 150.000 đến 200.000 đồng/chục.

Nếu như gà, thịt bò tăng và giữ giá đến sang đầu năm mới thì hoa tươi chỉ tăng có 2 ngày đến hết ngày 28 tháng Chạp. Bắt đầu từ ngày 29 trở đi giá lại giảm về  giá của ngày thường trước đó. 

Giá hoa giảm nhanh rơi chủ yếu vào những loại hoa trồng theo thời vụ, đó là: Lay ơn, cúc các loại, hoa ly. Đây là những giống hoa chỉ trồng và thu hoạch 1 lần là hết, mà hoa cũng chỉ đẹp khi trời còn lạnh. Chính vì thế mà phần lớn bà con chọn thời điểm trồng để phục vụ nhu cầu tiêu dùng vào dịp Tết, với một hy vọng thu được lãi lớn. 

Gia đình ông Chu Hữu Hoan ở phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm buồn rầu chia sẻ: Vào đầu vụ gia ông mua 220.000 đồng/chục củ ly giống để trồng. Thời tiết thuận lợi, hoa phát triển đẹp, nhưng sau khi thu hoạch xong người trồng còn lỗ mất từ 25 đến 30 triệu đồng/sào. Không chỉ có nhà ông mà nhà nào trồng ly cũng trong tình cảnh này.

Không lỗ sao được, nếu chỉ tính giá giống thôi thì mỗi cành ly nông dân phải bán được 22.000 thì vẫn chưa có chi phí vật tư, công chăm sóc. Vậy mà khi hoa đã qua cầu của những tiểu thương về đến thành phố mới chỉ có giá 20.000 đến 25.000 ngày thường. Ngày đắt nhất vào 27 và 28 Tết hoa ly mới có giá 40.000 – 60.000 đồng/cành. Ngay ngày 29 Tết, khi Hà Nội vắng đi lượng lớn người lao động, giá hoa cũng giảm theo, và chiều 30 Tết đến nay giá ly chỉ còn từ 15.000 – 20.000 đồng/cành tại hầu hết các chợ. Nếu bỏ đi thì tiếc và nhiều người đành bán đổ, bán tháo như cho vậy. 
Thị trường nông sản Tết Ất Mùi: Được "cung" nhưng thua giá - Ảnh 1
Chiều 30 Tết các loại hoa giá bán như cho mà vẫn vắng khách mua.
Hoa cúc cũng đang từ 40.000 đồng/chục ngày 27, 28 Tết giảm về còn 20.000 đồng/chục. Một số nông dân cho biết: Nếu hoa cúc có giá từ 25.000 đến 30.000 đồng/chục người nông dân có lãi chút đỉnh, nếu giá bán từ 20.000 đồng trở xuống coi như hòa và lỗ. Thế nhưng, hoa đem đến chợ mới có giá hòa vốn. Vậy là suốt cả mùa hoa năm nay người trồng ly và cúc bán hoa tại vườn đều dưới giá thành sản xuất.

Những ngày đầu năm nay, các tiểu thương kinh doanh hoa cũng mới bán hoa ly từ 10.000 – 25.000 đồng/cành, vậy có nghĩa là các hộ trồng hoa còn phải  bán giá thấp hơn mức này.

Nói về nguyên nhân dẫn đến điều này, nhiều nông dân cho biết: Do mấy năm trước, hoa vào Tết đều được giá nên năm nay nông dân các nơi đều mở rộng diện tích trồng hoa. Chỉ riêng Tây Tựu có đến 200 ha trồng ly. Hoa hồng ở huyện Mê Linh có gần 1.300 ha. Nhưng người trồng hồng không lỗ vì họ có thể thu hoạch nhiều lần/1 vòng đời cây. Những cây trồng cho lãi vào dịp tết năm nay là đào, quất, cam canh, phật thủ.

Như vậy, người nông dân chỉ trông chờ vào giá lương thực, thực phẩm tăng trong dịp Tết Nguyên đán để có thêm thu nhập, nhưng giá hai mặt hàng này không tăng, và có tăng không đáng kể, rõ ràng người nông dân đã gặp bất lợi. 

Nhìn vào thực tế, bằng trực quan, những tiểu thương còn nhận định được giá mặt hàng nào tăng, mặt hàng nào không tăng trong dịp tết. Vậy là, sự mất cân đối giữa cung – cầu thì không phải lỗi của người nông dân mà cần có vai trò của c
ơ quan chức năng định hướng cho những mùa hoa nở đẹp trọn vẹn.