Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Thiếu "địa chỉ" đón học viên sau khi học

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Theo kế hoạch, năm 2009 xã Mỹ Quý (huyện Tháp Mười) mở từ 5 - 7 lớp dạy nghề cho LĐNT, nhưng tới nay chỉ mở được 2 lớp với vỏn vẹn 20 học viên.

KTĐT - Theo kế hoạch, năm 2009 xã Mỹ Quý (huyện Tháp Mười) mở từ 5 - 7 lớp dạy nghề cho LĐNT, nhưng tới nay chỉ mở được 2 lớp với vỏn vẹn 20 học viên. Theo cán bộ phụ trách mảng văn hóa - xã hội của xã, các học viên học lớp dạy nghề cơ khí sau khi học khó tìm việc làm tại chỗ.

Dạy nghề cho LĐ nông thôn (LĐNT) ở Đồng Tháp thời gian qua cho thấy: Các DN, cơ sở sản xuất đóng trên địa bàn cần LĐ mang lại hiệu quả cao.

Thiếu "địa chỉ" đón học viên sau khi học

Theo kế hoạch, năm 2009 xã Mỹ Quý (huyện Tháp Mười) mở từ 5 - 7 lớp dạy nghề cho LĐNT, nhưng tới nay chỉ mở được 2 lớp với vỏn vẹn 20 học viên. Theo cán bộ phụ trách mảng văn hóa - xã hội của xã, các học viên học lớp dạy nghề cơ khí sau khi học khó tìm việc làm tại chỗ.

Phó Chủ tịch xã Mỹ An (huyện Tháp Mười) Nguyễn Văn Lâm cho biết, địa phương đã có kế hoạch phối hợp với Trường Trung cấp Nghề của huyện mở lớp điện dân dụng, nhưng nếu mở lớp mà không tạo việc làm sau khi học xong cũng khó thu hút học viên vào học.

Không chọn được ngành nghề gắn với DN, cơ sở sản xuất trên địa bàn, việc dạy nghề cho LĐNT khó triển khai hoặc hiệu quả kém. Tại xã Mỹ Hiệp (huyện Cao Lãnh), trong số gần 500 LĐNT tìm được việc trong và ngoài tỉnh chỉ có 11 người đã theo học nghề. Thời gian qua, không ít lớp dạy sửa xe gắn máy đã được mở tại Đồng Tháp. Ban đầu, các lớp này thu hút khá nhiều học viên.

Tuy nhiên, sau khóa học, do thời gian đào tạo ngắn, LĐ muốn hành nghề phải đi học thêm một khóa chuyên sâu, hay vừa làm vừa học tại các tiệm sửa xe.

Gắn với cơ sở sản xuất, có học viên

Cơ sở sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ của ông Trương Văn Hải (xã Tân Thạnh, huyện Thanh Bình) thu hút hàng trăm  LĐ. Các lớp dạy nghề đan thảm lục bình cho LĐNT mở ra tại huyện thu hút học viên, vì sau khi học có thể nhận hàng từ cơ sở của ông Hải về làm gia công.
 
Cơ sở sản xuất giỏ nhựa của ông Ba Hưng (xã Tân Hòa) cũng... đón học viên học xong các lớp đan giỏ xách nhựa vào làm. Hai lớp dạy nghề công nhân chế biến thủy sản do huyện phối hợp với Trường CĐ Nghề Đồng Tháp và TTGTVL tỉnh cho "ra lò" hàng trăm công nhân đều được Cty Hùng Cá (huyện Thanh Bình) nhận vào làm.  

Có thể thấy, với các lớp dạy nghề cho LĐNT, dạy miễn phí mới chỉ là yếu tố cần, nhưng chưa đủ. Điều quan trọng là khi học xong, họ có thể tìm việc làm hay không.