Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Thống đốc Lê Minh Hưng: Chưa công bố rộng rãi xếp hạng tín nhiệm ngân hàng

D. Tùng
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Sáng 17/11, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, các đại biểu Quốc hội tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng.

Chưa công bố rộng rãi xếp hạng tín nhiệm ngân hàng

Đại biểu Bùi Huyền Mai (đoàn Hà Nội) chất vấn về việc xếp hạng tín nhiệm công khai các ngân hàng. "Ngân hàng Nhà nước có công khai xếp hạng tín nhiệm ngân hàng để người dân không bị sốc khi có ngân hàng bị xếp vào loại bị kiểm soát đặc biệt?, đại biểu hỏi.

 Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân điều hành phiên chất vấn

Trả lời chất vấn, Thống đốc Lê Minh Hưng cho rằng, Ngân hàng Nhà nước đã xây dựng dự thảo thông tư mới, dự kiến sẽ đánh giá phân loại không chỉ ngân hàng thương mại cổ phần mà còn áp dụng ngân hàng thương mại Nhà nước, tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức tín dụng phi ngân hàng...

Định kỳ hàng năng, sẽ đánh giá các tổ chức tín dụng theo các tiêu chí vốn, năng lực quản trị điều hành, kết quả kinh doanh, khả năng thanh khoản, mức độc nhạy cảm rủi ro thị trường...

Thống đốc cho biết, việc công bố các kết quả này chỉ thông báo cho các tổ chức tín dụng vì các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế đã công bố xếp hạng với mục tiêu cung cấp thông tin tham khảo cho nhà đầu tư và người gửi tiền, để từ đó các nhà đầu tư đưa ra các quyết định đầu tư.

Tới đây, trong nước sẽ có các công ty xếp hạng tín nhiệm để có thể xếp hạng ngân hàng. Các cơ quan quản lý sẽ xếp hạng để phục vụ quản lý Nhà nước, ban hành chính sách an ninh tiền tệ...

Căn cứ vào kết quả xếp hạng, Nhân hàng Nhà nước có thể phát hiện tổ chức tín dụng tiềm ẩn rủi ro để có biện pháp ngăn chặn, cảnh báo sớm.
Đảm bảo hoạt động các công ty tài chính công khai, minh bạch
Chất vấn Thống đốc, đại biểu Nguyễn Thanh Hiền (Nghệ An) nêu thực tế phát triển nở rộ của các công ty tài chính tiêu dùng, cho vay lãi suất cao, ngành ngân hàng có biện pháp nào để quản lý các tổ chức này? giải pháp đảm bảo an toàn, bảo vệ khách hàng vay?
Trả lời về câu hỏi về hoạt động của Công ty Tài chính tiêu dùng, Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết, lãi suất cho vay tiêu dùng của các công ty tài chính cao hơn mặt bằng lãi suất cho vay sản xuất kinh doanh, tiêu dùng của ngân hàng thương mại. Lý do, tín dụng tiêu dùng rủi ro hơn loại hình cho vay khác, bởi đây chủ yếu là khoản vay tín chấp, giá trị tài sản đảm bảo thấp, các khoản vay kỳ hạn ngắn, giá trị cho vay nhỏ... nên chi phí lớn. Ngoài ra chi phí vốn của các công ty tài chính tiêu dùng cao hơn do đặc thù cơ câu vốn của các công ty này không huy động từ dân cư, mà từ các tổ chức khác.

Về quản lý hoạt động của các công tuy tài chính tiêu dùng, Ngân hàng Nhà nước đã có Thông tư quy định về hoạt động tín dụng tiêu dùng đối với công ty tài chính, nhằm tăng cường tính minh bạch cho vay, lãi suất, điều kiện cho vay, ban hành quy định về phương pháo tính lãi suất, thời gian tính lãi của công ty đối với khách hàng.
Ngân hàng Nhà nước cũng có nhóm giải pháp riêng cơ cấu lại các công ty tài chính, có lộ trình cơ cấu lại tới năm 2020 và giao cho các đơn vị chức năng của ngân hành Nhà nước giám sát. Công tác thanh tra cũng là nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới đảm bảo hoạt động các công ty tài chính công khai, minh bạch.
 Thống đốc Lê Minh Hưng
Gian lận thẻ có chiều hướng gia tăng

Trả lời câu hỏi về gian lận trong thanh toán thẻ ATM, Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết, hành vi gian lận trong thanh toán thẻ đang gia tăng đáng lo ngại tại Việt Nam và các nước. Theo thống kê của Visa, tổng hành vi gian lận trong thanh toán thẻ là hơn 21 tỷ USD, bình quân 100 USD giao dịch thẻ thì thiệt lại là 7 cent, tương đương 0,07%. Mức thiệt hại của Việt Nam chỉ bằng một phần ba mức bình quân thế giới. "Nhưng đúng là hiện tượng này đang có chiều hướng gia tăng", ông nói.

Thống đốc nhận định nguyên nhân là do, bảo mật của ngân hàng có lỗ hổng, người dùng không bảo mật tốt thông tin cá nhân; đơn vị chấp nhận thẻ còn lỗ hổng trong bảo mật thông tin. "Cá biệt có tổ chức chấp nhận thẻ thông đồng với kẻ xấu, thực hiện gian lận, chiếm đoạt tài sản của chủ thẻ", ông cho biết. Vì thế Ngân hàng Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, quy định pháp lý từ an ninh an toàn, chuyển hệ thống từ thẻ từ sang thẻ chip để bảo mật hệ thống cao hơn; tăng cường kiểm tra, giám sát hệ thống thẻ...

"Hoàn toàn có thể giữ ổn định tỷ giá"

Đại biểu Bùi Thanh Tùng (Hải Phòng) cho rằng điều hành chính sách tiền tệ vừa rồi đã thành công, nhưng neo giữ tỷ giá quá lâu ảnh hưởng tới tăng trưởng, hàng hoá xuất khẩu. Đại biểu cũng đề cập tới tình trạng xử lý sở hữu chéo trong ngân hàng và đề nghị được biết giải pháp của Ngân hàng Nhà nước?

Trả lời vấn đề này, Thống đốc cho rằng, điều hành tỷ giá vừa phải kiểm soát được lạm phát, tính toán nghĩa vụ trả nợ nước ngoài Chính phủ, tác động với giá hàng nhập khẩu, tâm lý kỳ vọng...

 Đại biểu Bùi Thanh Tùng (đoàn Hải Phòng) chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước

Theo Thống đốc, vừa qua Ngân hàng Nhà nước đã áp dụng cơ chế tỷ linh hoạt, áp dụng tỷ giá trung tâm gắn với đồng tiền của đối tác có quan hệ thương mại và đầu tư đối với Việt Nam, và trong diễn biến tỷ giá được dựa vào cung cầu thị trường, mục tiêu điều hành vĩ mô từng thời kỳ....

Việc áp dụng tỷ giá trung tâm từ tháng 1/2016, diễn biến tỷ giá, thị trường ngoại hối tích cực. Năm 2016, mặc dù cán cân thanh toán chỉ thặng dư khoảng 5 tỷ USD, nhưng mua vào dự trữ ngoại hối hơn 9 tỷ USD và 6 tháng đầu năm 2017 dù nhập siêu nhưng Ngân hàng Nhà nước đã mua thêm được 7 tỷ USD, nâng dự trữ ngoại hối lên hơn 46 tỷ USD. Nhờ tỷ giá ổn định nên 10 tháng đầu năm xuất khẩu tăng manh, xuất siêu 2,8 tỷ USD.

Thống đốc nhấn mạnh: "Chúng tôi nhận thức trong điều hành phải chủ động, linh hoạt để ứng phó trước những diễn biến khó lường của thị trường quốc tế. Với quy mô dự trữ ngoại hối, chính sách điều hành hiện nay, trong đó có chính sách tỷ giá, hoàn toàn có thể chủ động ứng phó được những biến động của khu vực và quốc tế”.