Tuy nhiên, Thông tư 06 của Bộ GTVT về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ có hiệu lực từ ngày 1/11/2016 đã phá vỡ mọi quy định trên.
Bộ tranh việc của nhà sản xuất
Cụ thể, theo Điểm 3.32, Điều 3, Thông tư 06 của Bộ GTVT, xe tải là xe ô tô chở hàng hoặc thiết bị chuyên dùng có khối lượng chuyên chở cho phép xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường từ 1.500kg trở lên. Cũng tại Thông tư này, tại Điểm 3.30, Điều 3, xe ô tô con là xe ô tô chở người không quá 9 chỗ ngồi kể cả lái xe, hoặc ô tô chở hàng với khối lượng hàng chuyên chở cho phép dưới 1.500kg. Như vậy, nếu chiếu theo các quy định tại Thông tư 06, thì từ ngày 1/11/2016, tất cả các loại xe tải có khối lượng chuyên chở từ 1.500kg trở xuống đều được coi là xe con. Và khi đã được công nhận là xe con, các phương tiện này sẽ không bị ràng buộc bởi các quy định về giờ cấm, đường cấm đối với xe tải.
Với Thông tư 06 của Bộ GTVT thì các xe tải có tải trọng dưới 1,5 tấn được coi là xe con. Ảnh: Công Hùng |
Bên cạnh đó, việc Bộ GTVT đưa ra một quy định mới về xe tải, xe con đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý Nhà nước của các đơn vị khác. Nói như vậy là bởi, từ trước đến nay, vấn đề đâu là xe tải, đâu là xe con không phải là việc của các đơn vị như Cục Đăng kiểm hay Bộ Công an, mà đó là việc của các cơ sở sản xuất, lắp ráp xe ô tô. Và Cục Đăng kiểm, Bộ Công an sẽ căn cứ vào phiếu xuất xưởng của các loại xe trên để quy định đâu là xe tải, đâu là xe con. Thế nên, việc Bộ GTVT quy định xe ô tô chở hàng với khối lượng hàng chuyên chở cho phép dưới 1.500kg là xe con chẳng khác gì tranh việc của nhà sản xuất.
Cần sự điều chỉnh cho phù hợp
Liên quan đến việc nhiều xe tải có khối lượng chuyên chở cho phép dưới 1.500kg bỗng nhiên được lên đời thành xe con, trao đổi với phóng viên, đại diện lãnh đạo các đội CSGT (Phòng CSGT, Công an TP Hà Nội) trên địa bàn TP Hà Nội cho biết, việc Bộ GTVT dựa vào khối lượng chuyên chở của xe để xác định loại xe là không hợp lý và đi ngược lại với các quy định của Chính phủ. Cụ thể, Đội phó Đội CSGT số 6 Trịnh Tiến Thành cho rằng, theo Điều 3 - Nghị định số 95/2009 của Thủ tướng Chính phủ quy định niên hạn sử dụng đối với xe ô tô chở hàng, xe ô tô chở người thì xe tải là xe có kết cấu và trang bị chủ yếu dùng để chuyên chở hàng hóa. Xe ô tô chở người là xe ô tô có kết cấu và trang bị dùng để chở người và hành lý mang theo. Như vậy, việc Bộ GTVT đưa ra quy định mới về xe tải, xe con dựa theo khối lượng chuyên chở là chưa hợp lý.
Cũng theo lãnh đạo các đội CSGT, việc Bộ GTVT đưa ra một định nghĩa mới về xe tải, xe con đã khiến công tác quản lý trật tự đô thị trên địa bàn TP gặp nhiều khó khăn. Do đó, ngoài việc xem lại “định nghĩa” về xe tải, xe con, các đơn vị chức năng cần xem xét khắc phục những điểm chồng chéo, bất hợp lý giữa Thông tư này với các quyết định khác của các địa phương, tránh tình trạng văn bản sau “đá” văn bản trước.
Ngày 5/7/2017, Bộ Tư pháp đã có văn bản đề nghị Bộ GTVT xem xét lại các quy định của Thông tư 06 để đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, kỷ luật, kỷ cương trong công tác xây dựng, ban hành văn bản. Theo văn bản này, Bộ GTVT có trách nhiệm thông báo kết quả xử lý cho Bộ Tư pháp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản. |