Dễ thấy nhất là ở mặt hàng dệt may, da giày. Trong khi một số thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam như Mỹ, EU, Nhật Bản… đang thực hiện các chính sách thắt chặt khâu kiểm tra, truy xét nguồn gốc xuất xứ sản phẩm khiến đơn hàng của không ít DN dệt may, da giày xuất khẩu của Việt Nam giảm mạnh, lượng hàng tồn kho không ngừng tăng. Hàng tồn chủ yếu là nguyên liệu thô như vải, thuộc da, vật liệu tổng hợp hoặc các lô sản phẩm đã hoàn thành…
Ảnh mang tính chất minh họa. Nguồn: Internet
Để tránh nguy cơ phá sản, nhiều DN đã tìm mọi giải pháp bán cho hết hàng tồn để làm đơn hàng mới hoặc bán lấy vốn cầm cự sản xuất. Giá bán vì thế cũng rất rẻ. Có thể giảm 50% so với giá gốc, thậm chí thấp hơn.
Trong khi đó, một số DN khác do nắm rõ ngóc ngách của thị trường lại hoạt động khá ổn định nhờ mua được nguồn hàng giá rẻ này. Đơn giản vì nguồn nguyên liệu giá rẻ này là nguồn cung cấp cho các DN làm hàng gia công cho thị trường trong nước hoặc cho các hãng nước ngoài. Vì vậy, nguồn hàng tồn kho của các DN dệt may, da giày xuất khẩu là nguồn nguyên liệu không hề nhỏ để phát triển sản xuất. Thậm chí có không ít DN còn cho nhân viên đi săn lùng nguồn hàng tồn kho với mức chiết khấu không hề nhỏ.
Với chính sách này, đã có không ít DN tìm được cơ hội trong khó khăn để không chỉ trụ vững mà còn kiếm được nguồn lợi nhuận lớn.