KTĐT - Thời gian qua, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang Liên bang Nga đã gặp nhiều khó khăn, trong đó nổi cộm nhất là vấn đề thanh toán.
Theo ông Nguyễn Văn Hải, Phó trưởng ban Quan hệ quốc tế-Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên bang Nga là cửa ngõ quan trọng của thị trường Đông Âu và là một trong những thị trường lớn của ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam.
Tại tọa đàm "Hỗ trợ xuất khẩu hàng Việt Nam sang Nga" do VCCI tổ chức sáng 14/12, ông Hải cho rằng khi đã xây dựng uy tín với phía Nga, doanh nghiệp Việt Nam sẽ dễ dàng tiếp cận với thị trường các nước Đông Âu, nhất là khu vực Viễn Đông và Siberi.
Ông Andrei Maximov, đại diện Công ty Kiểm toán tư vấn về phát triển hệ thống kinh doanh (RBS) cho biết Nga và Việt Nam có những triển vọng thuận lợi để tăng cường mối liên hệ tương trợ lẫn nhau trong các lĩnh vực.
Thời gian qua, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang Liên bang Nga đã gặp nhiều khó khăn, trong đó nổi cộm nhất là vấn đề thanh toán.
Do tập quán kinh doanh, thói quen cũng như độ tin cậy lẫn nhau giữa doanh nghiệp 2 nước, các phương thức thanh toán quốc tế thông dụng và an toàn như L/C lại rất ít được áp dụng.
Mặt khác, đa số các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa thực hiện được nhập khẩu và thanh toán trực tiếp từ các doanh nghiệp Nga mà phải thông qua nước thứ ba, qua đó sẽ tăng thêm chi phí và độ rủi ro cho các doanh nghiệp.
Để tăng cường quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Nga trong thời gian tới, các đại biểu cho rằng, hai bên cần sớm hoàn tất việc đàm phán các Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư; tăng cường trao đổi các đoàn doanh nghiệp đi khảo sát thị trường.
Hai bên cũng cần tạo điều kiện thuận lợi để cộng đồng doanh nghiệp hai nước có điều kiện tiếp xúc, tìm hiểu cơ hội hợp tác...
Kim ngạch trao đổi hàng hóa của Việt Nam-Nga trong những năm qua tăng khá nhanh, từ chỗ chỉ khoảng 350-400 triệu USD vào giữa thập kỷ 90 của thế kỷ trước đã lên tới hơn 1 tỷ USD vào năm 2007, trung bình tăng 15%/năm.
Năm 2008, kim ngạch hai chiều đạt 1,641 tỷ USD, năm 2009, dự kiến kim ngạch hai chiều đạt 2 tỷ USD.
Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam là thủy hải sản, may mặc, cao su, giầy dép và các mặt hàng nhập khẩu chính là than, thép, phôi thép, phân bón, xăng dầu.../.
Theo ông Nguyễn Văn Hải, Phó trưởng ban Quan hệ quốc tế-Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên bang Nga là cửa ngõ quan trọng của thị trường Đông Âu và là một trong những thị trường lớn của ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam.
Tại tọa đàm "Hỗ trợ xuất khẩu hàng Việt Nam sang Nga" do VCCI tổ chức sáng 14/12, ông Hải cho rằng khi đã xây dựng uy tín với phía Nga, doanh nghiệp Việt Nam sẽ dễ dàng tiếp cận với thị trường các nước Đông Âu, nhất là khu vực Viễn Đông và Siberi.
Ông Andrei Maximov, đại diện Công ty Kiểm toán tư vấn về phát triển hệ thống kinh doanh (RBS) cho biết Nga và Việt Nam có những triển vọng thuận lợi để tăng cường mối liên hệ tương trợ lẫn nhau trong các lĩnh vực.
Thời gian qua, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang Liên bang Nga đã gặp nhiều khó khăn, trong đó nổi cộm nhất là vấn đề thanh toán.
Do tập quán kinh doanh, thói quen cũng như độ tin cậy lẫn nhau giữa doanh nghiệp 2 nước, các phương thức thanh toán quốc tế thông dụng và an toàn như L/C lại rất ít được áp dụng.
Mặt khác, đa số các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa thực hiện được nhập khẩu và thanh toán trực tiếp từ các doanh nghiệp Nga mà phải thông qua nước thứ ba, qua đó sẽ tăng thêm chi phí và độ rủi ro cho các doanh nghiệp.
Để tăng cường quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Nga trong thời gian tới, các đại biểu cho rằng, hai bên cần sớm hoàn tất việc đàm phán các Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư; tăng cường trao đổi các đoàn doanh nghiệp đi khảo sát thị trường.
Hai bên cũng cần tạo điều kiện thuận lợi để cộng đồng doanh nghiệp hai nước có điều kiện tiếp xúc, tìm hiểu cơ hội hợp tác...
Kim ngạch trao đổi hàng hóa của Việt Nam-Nga trong những năm qua tăng khá nhanh, từ chỗ chỉ khoảng 350-400 triệu USD vào giữa thập kỷ 90 của thế kỷ trước đã lên tới hơn 1 tỷ USD vào năm 2007, trung bình tăng 15%/năm.
Năm 2008, kim ngạch hai chiều đạt 1,641 tỷ USD, năm 2009, dự kiến kim ngạch hai chiều đạt 2 tỷ USD.
Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam là thủy hải sản, may mặc, cao su, giầy dép và các mặt hàng nhập khẩu chính là than, thép, phôi thép, phân bón, xăng dầu.../.