Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Thực hiện đồng bộ các biện pháp

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Theo Quy chế 167 của Công an TP Hà Nội quy định, không được sử dụng mô tô, xe máy khi tham gia giao thông có các đối tượng là học sinh phổ thông.

Tuy nhiên, trên thực tế, việc học sinh phổ thông sử dụng các phương tiện này tham gia giao thông và gây tai nạn còn xảy ra nhiều. Trách nhiệm này, theo tôi, trước hết là thuộc các vị phụ huynh.

Bởi chính phụ huynh là người cung cấp phương tiện cho con em mình nên đã dẫn đến hành vi vi phạm Luật Giao thông, gây tại nạn. Việc này, chẳng những gây nguy hiểm cho chính con, em mình mà còn ảnh hưởng đến sự an toàn của người khác khi tham gia giao thông.

Vì vậy, hành vi sử dụng mô tô, xe máy của học sinh phổ thông khi tham gia giao thông, ngoài các biện pháp giáo dục, tuyên truyền và kỷ luật của nhà trường thì theo tôi, phụ huynh hoặc người cho mượn phương tiện cũng phải liên đới chịu trách nhiệm. Những đối tượng này cũng bị xử phạt, thông báo về cơ quan, địa phương nơi cư trú...

Còn những nơi cho các cháu gửi xe cũng là sự tiếp tay, dung túng cho vi phạm, do đó cũng phải chịu trách nhiệm và bị xử lý thích đáng. Để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, thực hiện an toàn giao thông của mọi công dân thì các biện pháp xử lý, giáo dục phải đồng bộ.

Nếu trong hoạt động này, khâu này làm nghiêm, khâu kia buông lỏng, dung túng sẽ tạo cho mọi người, đặc biệt là lớp trẻ một thói quen coi thường pháp luật ngay từ tuổi vị thành niên. Vì vậy, việc đưa Luật Giao thông vào giảng dạy trong nhà trường là cần thiết; việc xử lý nghiêm các vi phạm sẽ có tác dụng răn đe..., để xây dựng văn hóa giao thông thành công.