Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Tòa án Nhân dân tối cao đã giải quyết 35/50 đơn kêu oan

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ngày 16/11, báo cáo thực hiện nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn...

Kinhtedothi - Ngày 16/11, báo cáo thực hiện nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn trước Quốc hội, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Trương Hòa Bình đã đề cập đến việc kiểm tra, rà soát các vụ án hình sự đã xét xử có mức án phạt tù từ 20 năm, chung thân đến tử hình, có đơn kêu oan.

Chánh án Trương Hòa Bình cho biết đã xem xét giải quyết 35/50 trường hợp có đơn kêu oan được xét xử trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa 13 có mức phạt tù án từ 20 năm, chung thân hoặc tử hình.
Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Trương Hòa Bình
Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Trương Hòa Bình
Qua đó cho thấy về cơ bản việc xét xử là đúng pháp luật, tuy nhiên cũng đã kháng nghị để giải quyết theo thủ tục chung với 3 trường hợp.

Tỷ lệ án treo nói chung và án treo đối với tội phạm tham nhũng nói riêng đã giảm theo từng năm. Cụ thể, năm 2014 tỷ lệ các bị cáo được hưởng án treo là 18,7%, giảm 1,3%, trong đó tỷ lệ các bị cáo phạm tội tham nhũng giảm hơn 8,2% so với 2013. 

Trong 6 tháng đầu năm 2015, tỷ lệ các bị cáo phạm tội tham nhũng được hưởng án treo chỉ chiếm 12%, giảm hơn 3% so với cùng kỳ năm trước.

Về nâng cao chất lượng công tác giải quyết, xét xử các loại vụ án, ông Trương Hòa Bình cho biết, năm 2013, số lượng các vụ việc đã được giải quyết đạt tỷ lệ hơn 92%; tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy, sửa do lỗi chủ quan là 1,7%. 

Năm 2014, mặc dù số vụ án thụ lý tăng 19.623 vụ, nhưng tỷ lệ giải quyết đạt 92,8%, tăng 20.537 vụ. Trong 6 tháng đầu năm 2015, số án thụ lý tăng hơn 8.300 vụ, đã giải quyết tăng 2.950 vụ; tỷ lệ bản án, quyết định bị hủy, sửa do lỗi chủ quan giảm 0,21%.

Chánh án cho rằng, việc xét xử các vụ án hình sự cơ bản đảm bảo đúng người đúng tội, đúng pháp luật, đã hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp kết án oan người không có tội; đã đưa ra xét xử kịp thời, nghiêm minh nhiều vụ án lớn, đặc biệt nghiêm trọng hoặc các vụ án được dư luận xã hội quan tâm, đặc biệt là các vụ án kinh tế, tham nhũng.

Trong giải quyết, xét xử các vụ việc dân sự, hành chính đã quan tâm, tích cực làm tốt công tác hòa giải và đối thoại, hướng dẫn các đương sự thực hiện đúng nghĩa vụ về cung cấp chứng cứ, tài liệu của vụ án; đồng thời xác minh, thu thập chứng cứ trong trường hợp cần thiết theo quy định của pháp luật tố tụng; tăng cường phối hợp với các cơ quan hữu quan nhằm giải quyết tốt vụ án.