Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Tọa đàm trực tuyến: “Văn hóa doanh nhân quyết định sự phát triển bền vững của doanh nghiệp”

Kinh Tế Đô Thị
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Sáng 14/5, tại Hà Nội, Báo Kinh tế & Đô thị phối hợp cùng Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hà Nội, Hiệp hội Phát triển Văn hóa Doanh nghiệp Việt Nam tổ chức buổi Giao lưu - tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Văn hóa doanh nhân quyết định sự phát triển sự bền vững của doanh nghiệp”.

Phát triển văn hóa DN là yêu cầu cơ bản và cấp thiết để DN phát triển bền vững, nâng cao năng lực hội nhập và khả năng cạnh tranh. Nếu thiếu yếu tố văn hóa DN khó có thể đứng vững và tồn tại được, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập.
Không chỉ ở bên ngoài mà nó thấm sâu vào quan hệ DN với bạn hàng, khách hàng với cơ quan quản lý nhà nước. Lối sống và ứng xử của DN giữ vai trò hết sức quan trọng, văn hóa DN là triết lý kinh doanh, nền tảng để phát triển bền vững.
Các khách mời tham gia buổi tọa đàm.
Thực hiện các quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Quyết định số 1846/QĐ-TTg về ngày Văn hóa DN Việt Nam, Quyết định số 248/QĐ-TTg về việc thành lập BTC triển khai Cuộc vận động “Xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam”; Thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND TP Hà Nội về việc tổ chức Hội nghị triển khai Cuộc vận động “Xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam”, Ban Biên tập Báo Kinh tế & Đô thị phối hợp cùng Hiệp hội DN nhỏ và vừa TP Hà Nội, Hiệp hội Phát triển Văn hóa DN Việt Nam tổ chức buổi giao lưu - tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Văn hóa Doanh nhân quyết định sự phát triển sự bền vững của doanh nghiệp”.

Tham dự buổi tọa đàm có:

- Ông Đàm Tiến Thắng - Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội

- NSND Vũ Ngoạn Hợp - Phó Chủ tịch Hiệp hội văn hóa DN Việt Nam

- PGS. TS Phạm Thị Tuyết - Chánh văn phòng Hiệp hội, Văn phòng Thường trực Ban tổ chức 248.

- PGS. TS Dương Thị Liễu - Viện trưởng Viện văn hóa kinh doanh (thuộc Hiệp hội phát triển văn hóa Doanh nghiệp Việt Nam).

- PGS.TS. Đỗ Minh Cương - Phó Viện trưởng Viện Văn hóa Kinh doanh

- Ông Mạc Quốc Anh - Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hanoisme

- TS. Nguyễn Minh Phong - Phó Ban tuyên truyền lý luận - Báo Nhân Dân

- Bà Lê Thị Oanh - Phó Chủ nhiệm CLB Khởi nghiệp

- Bà Trịnh Thị Ngân - Trưởng ban cố vấn Hanoisme

Phát biểu khai mạc tại buổi giao lưu, Phó Tổng Biên tập báo Kinh tế & Đô thị Nguyễn Anh Đức cho biết: "Trong lễ công bố “Ngày Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam” năm 2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định: Chính phủ đặc biệt quan tâm đến Văn hóa DN, văn hóa kinh doanh và đạo đức doanh nhân. Văn hóa DN có các giá trị cốt lõi không tách rời khỏi tầm nhìn và sứ mệnh của DN. Văn hóa DN không chỉ là hình ảnh DN, mà còn là hình ảnh quốc gia; là chiếc cầu nối hữu hiệu nhất để hòa nhập, hội nhập khu vực và thế giới.

Phó Tổng Biên tập báo Kinh tế & Đô thị Nguyễn Anh Đức phát biểu tại buổi tọa đàm.

Với ý nghĩa đó, Ban Biên tập báo Kinh tế & Đô thị, Hiệp hội DN nhỏ và vừa TP Hà Nội, Hiệp hội Phát triển Văn hóa DN Việt Nam mong muốn buổi giao lưu trực tuyến hôm nay chính là diễn đàn để các cơ quan quản lý, các chuyên gia, DN, doanh nhân và bạn đọc Kinh tế & Đô thị có cơ hội bày tỏ tâm tư, nguyện vọng cũng như chia sẻ thành công, kinh nghiệm trong xây dựng văn hóa DN, xây dựng thương hiệu, nhằm hiện thực hóa điều mà Thủ tướng Chính phủ gửi gắm tới cộng đồng DN Việt Nam nói chung, DN Hà Nội nói riêng là xây dựng lợi thế cạnh tranh, lợi thế thương mại và bản sắc Việt Nam trên sân chơi toàn cầu hóa. Và đó là một phần nhiệm vụ của Chính phủ, của cộng đồng DN Việt Nam.

Thay mặt Ban Tổ chức, tôi xin cảm ơn các vị khách quý đã tham dự chương trình. Đặc biệt là các DN, doanh nhân đã có mặt tại chương trình hôm nay. Xin chúc các quý vị đại biểu và các vị khách quý dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và thành công. Chúc Cuộc vận động “Xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam” do Thủ tướng Chính phủ phát động ngày càng lan tỏa vào đời sống của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam".

KHÁCH MỜI THAM DỰ
  • Tọa đàm trực tuyến: “Văn hóa doanh nhân quyết định sự phát triển bền vững của doanh nghiệp” - Ảnh 3

    Phó Chủ tịch Hiệp hội văn hóa Doanh nghiệp Việt Nam

    NSND Vũ Ngoạn Hợp

  • Tọa đàm trực tuyến: “Văn hóa doanh nhân quyết định sự phát triển bền vững của doanh nghiệp” - Ảnh 4

    Chánh văn phòng Hiệp hội, Văn phòng Thường trực Ban tổ chức 248

    PGS. TS Phạm Thị Tuyết

  • Tọa đàm trực tuyến: “Văn hóa doanh nhân quyết định sự phát triển bền vững của doanh nghiệp” - Ảnh 5

    Phó Viện trưởng Viện Văn hóa Kinh doanh

    PGS.TS. Đỗ Minh Cương

  • Tọa đàm trực tuyến: “Văn hóa doanh nhân quyết định sự phát triển bền vững của doanh nghiệp” - Ảnh 6

    Phó Ban tuyên truyền lý luận-Báo Nhân Dân

    TS. Nguyễn Minh Phong

  • Tọa đàm trực tuyến: “Văn hóa doanh nhân quyết định sự phát triển bền vững của doanh nghiệp” - Ảnh 7

    Viện trưởng Viện văn hóa kinh doanh (thuộc Hiệp hội phát triển văn hóa Doanh nghiệp Việt Nam)

    PGS. TS Dương Thị Liễu

  • Tọa đàm trực tuyến: “Văn hóa doanh nhân quyết định sự phát triển bền vững của doanh nghiệp” - Ảnh 8

    Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội

    Ông Đàm Tiến Thắng

  • Tọa đàm trực tuyến: “Văn hóa doanh nhân quyết định sự phát triển bền vững của doanh nghiệp” - Ảnh 9

    Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hanoisme

    Ông Mạc Quốc Anh

  • Tọa đàm trực tuyến: “Văn hóa doanh nhân quyết định sự phát triển bền vững của doanh nghiệp” - Ảnh 10

    Trưởng ban cố vấn Hanoisme

    Bà Trịnh Thị Ngân

Nội dung giao lưu trực tuyến
Bạn đọc Trần Thị Hà (tranhale@gmail.com) hỏi:
Trong 5 tiêu chí của danh hiệu “Doanh nghiệp văn hóa tiêu biểu”, có những tiêu chí rất rõ ràng, bên cạnh đó có tiêu chí khiến các doanh nghiệp băn khoăn (như tiêu chí 5 - Tích cực tham gia Cuộc vận động), xin ông/bà lý giải thêm về điều này?
Tọa đàm trực tuyến: “Văn hóa doanh nhân quyết định sự phát triển bền vững của doanh nghiệp” - Ảnh 11
PGS. TS Dương Thị Liễu trả lời:
Đây là 1 câu hỏi, 1 trăn trở rất thú vị, xác đáng của doanh nghiệp mà trải qua gần 20 cuộc lấy ý kiến trước khi ban hành bộ tiêu chí chúng tôi luôn nhận được. Thậm chí có nhiều doanh nghiệp (ở Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Tây Nguyên...) đã từng nói thẳng, nếu bảo doanh nghiệp bỏ 1 lúc ra vài chục triệu để có danh hiệu, họ sẽ không bao giờ làm. Vì họ kỳ vọng đây là 1 danh hiệu thực chất, đánh giá đúng về doanh nghiệp.
Chính vì những lẽ đó, khi triển khai cuộc Vận động của Thủ tướng, Ban tổ chức 248, Hiệp hội Phát triển Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam đã phải làm rất khéo, để các doanh nghiệp không thể đánh đồng danh hiệu này với những danh hiệu có thể mua bằng tiền.
Trải qua rất nhiều các cuộc trao đổi, lấy ý kiến, chúng tôi đã cắt nghĩa và thuyết phục được các doanh nghiệp: Thứ nhất, đây là cuộc vận động thực chất, do Thủ tướng Chính phủ phát động. Thứ hai, bằng chứng để chứng minh Cuộc vận động nghiêm túc, bài bản, cầu thị, khách quan... đó là việc chúng tôi đã phải chuẩn bị cho Cuộc vận động trong vòng 2 năm. Quan điểm của chúng tôi là không cần vội, triển khai 1 cách cẩn thận, chắc chắn, kiên trì vận động, thuyết phục các doanh nghiệp tham gia.
Bạn đọc Trần Thị Thương (Quận Hà Đông) hỏi:
Để nâng cao phát triển văn hóa doanh nghiệp, các DN nên cần làm gì?
Tọa đàm trực tuyến: “Văn hóa doanh nhân quyết định sự phát triển bền vững của doanh nghiệp” - Ảnh 12
PGS.TS. Đỗ Minh Cương trả lời:
Nâng cao nhận thức của DN xã hội về vai trò của văn hóa DN vì đây là giải pháp đầu tiên. Muốn làm tốt thì phải nâng cao nhận thức của những người lãnh đạo DN để có thể có những cạnh tranh lành mạnh, có văn hóa, tôn trọng pháp luật, cần đào tạo người lãnh đạo để họ hiểu rõ vấn đề. Khi họ làm tốt những vấn đề về văn hóa DN thì mới có thể làm gương cho nhân viên.
Thứ 2 là công tác truyền thông về văn hóa DN, cần có cách hiểu đầy đủ. Có 2 khía cạnh đó là hiểu rõ về văn hóa DN trên thế giới và đào tạo các DN qua các hội thảo, tọa đàm để mọi người hiểu rõ hơn về văn hóa DN, văn hóa công quyền, văn hóa tiêu dùng. Ngoài ra chúng ta cần tôn vinh những DN làm tốt để thay đổi nhận thức của người tiêu dùng.
Thứ 3 là vấn đề đào tạo truyền thông, vận động xây dựng văn hóa DN theo chủ trương của Chính phủ, kết hợp xây dựng văn hóa DN với công nghệ 4.0 để có cái nhìn minh bạch hóa thông tin
Cuối cùng để tổ chức thực hiện hiệu quả thì các cơ quan nhà nước, các tổ chức, hiệp hội nên kết hợp với nhau để có thể phát triển một cách toàn diện. Như vậy thì người tiêu dùng mới có những đánh giá khách quan, cụ thể, đánh giá đúng về các doanh nghiệp cùng với sự quản lý, giám sát của nhà nước.
TS Nguyễn Minh Phong trả lời thêm: Việt Nam cần xây dựng chuẩn quốc gia mới phải hội tụ những điều tốt đẹp của cả văn hóa truyền thống. Xây dựng cơ chế bảo vệ lợi ích quốc gia và người tiêu dùng, giúp DN định hướng phát triển theo. Đổi với và thay đổi văn hóa quản lý, đặc biệt là văn hóa cán bộ. Cuối cùng là phải tôn vinh DN có văn hóa. Đây là 4 giải pháp rất quan trọng.   
Bạn đọc Mai Thị Nga (ngamai9901@gmail.com) hỏi:
Hiện nay, phong trào nói không với rượu bia khi lái xe đang mạnh mẽ hơn bao giờ hết. DN thường xuyên phải tiếp khách, gặp gỡ đối tác, theo ông/bà, có nên đưa phong trào này trở thành một văn hoá của doanh nghiệp hay không? 
Tọa đàm trực tuyến: “Văn hóa doanh nhân quyết định sự phát triển bền vững của doanh nghiệp” - Ảnh 13
Ông Đàm Tiến Thắng trả lời:
Chúng ta đang ở trong thời điểm một số cựu học sinh HN đưa ra phong trào “đã uống rượu thì không uống bia”. Thực chất phong trào này dựa trên nền tảng của Pháp luật. Ở góc độ DN nếu dùng có lợi, kiểm soát được thì có quyền dùng rượu bia, miễn là thực sự theo văn hóa, theo sở thích của người đối tác. Thực chất rượu bia có 2 mặt, có lợi và có hại. Tuy nhiên DN nên sử dụng rượu bia 1 cách thông minh, phù hợp với môi trường riêng của mỗi DN. 

TS Nguyễn Minh Phong trả lời thêm: Văn hóa rượu bia mang tính chất địa phương. Nhưng cái thông minh ở đây là đừng thái quá. Việc coi rượu bia là số 1 là lệch chuẩn văn hóa ở hai điểm. Thứ nhất, coi uống nhiều rượu là than tình, thứ nuqã là uống 100% là sai lầm. Ở nước ngoài họ nâng nhiều nhưng không uống 100%. Đã đến lúc từ bỏ suy nghĩ uống 100% ới là thân tình, đừng lấy đó để đánh giá sự thân thiết. 

Bạn đọc Nguyễn Thị Cúc (cuchoa209@gmail.com) hỏi:
Tình trạng DN cố tình vi phạm quyền lợi người tiêu dùng còn khá phổ biến, nhất là lĩnh vực an toàn thực phẩm, an toàn thông tin, chất lượng hàng hóa… thì cần xử lý như thế nào?
Tọa đàm trực tuyến: “Văn hóa doanh nhân quyết định sự phát triển bền vững của doanh nghiệp” - Ảnh 14
TS. Nguyễn Minh Phong trả lời:
Có thể nói Việt Nam đang đối diện vói vấn nạnqQuốc gia. Hiện, người dân thu nhập cao hơn nhưng khó khăn hơn trong tìm kiếm thực phẩm an toàn. Đây là nghịch lý. Đặc biệt, hiện tượng mượn công nghệ cao, “bàn tay có trách nhiệm” để hợp pháp hóa thực phẩm không an toàn là rất phổ biến. Điều này ngang hàng với tham nhũng, vì nó đang tiêu diệt sức khỏe của cả thế hệ.
Chúng ta rất mừng vì đã có nhiều văn bản chỉ đạo, Quốc hội cũng đã có nhiều “trận đá bong trách nhiệm” giữa các bộ ngành. Có nhiều văn bản xử lý hình sự. Nhưng tất cả đều chưa đi vào thực chất.
Tôi cho rằng trong nhận thức của DN thì cần đưa vào VHDN. DN cần lấy an toàn thực phẩm làm công cụ mục tiêu để hướng tới. DN nào làm tốt, lấy được lòng tin của người dân thì sẽ thành công. Các cơ qan quản lý phải coi việc ngăn chặn hàng hóa kém chất lượng thì phải chịu trách nhiệm, thậm chí cần xử lý hình sự để tạp sức răn đe. Chỉ khi đó mới đạt hiệu quả.
Để ngăn chặn được vấn nạn an toàn thực phẩm thì phải tạo được phong trào, nâng cao nhận thức của cả cộng đồng. Đồng thời, tăng cường chế tài xử phạt các trường hợp vi phạm. Các cơ quan cần nhận diện hành vi để có chế tài. Đặc biệt, là cần công bố rộng rãi vi phạm. Và có những cơ quan bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. 
Bạn đọc Nguyễn Phương (Quận Cầu Giấy) hỏi:
Việc xây dựng văn hóa DN với xây dựng thương hiệu có trùng nhau không thưa bà? Với góc độ là DN, bà có kiến nghị gì với cơ quan chức năng về chính sách cơ chế tạo điều kiện cho Dn xây dựng văn hóa
Tọa đàm trực tuyến: “Văn hóa doanh nhân quyết định sự phát triển bền vững của doanh nghiệp” - Ảnh 15
Bà Trịnh Thị Ngân trả lời:
Theo tôi, 2 nội hàm đó về mặt học thuật có thể khác nhau nhưng thực chất là một. Thương hiệu và văn hóa DN đi song song với nhau, nếu có thương hiệu tốt sẽ là tiếng vang để DN phát triển. Ngược lại, một DN có văn hóa sẽ tạo ra sản phẩm tốt, có trách nhiệm với sản phẩm của mình.
Theo tôi, các chính sách của Nhà nước và TP phải tạo điều kiện cho DN dễ hoạt động, nhất là thủ tục hành chính. Các chính sách đưa ra phải có văn bản hướng dẫn, cần dễ thực hiện, đừng mang tính lưỡng tính. Trên thực tế, các chính sách còn nhiều bất cập.
Cần phân ra hỗ trợ DN nhỏ, siêu nhỏ để họ tìm kiếm thị trường, phân tầm đối tượng để hỗ trợ. Thực tế công tác dự báo thị trường còn rất kém. Có thể, đưa các chính sách lên phương tiện thông tin đại chúng để các DN nắm bắt. Có kênh thông tin chính sách của TP trên các kênh thông tin đại chúng. Nên làm 1 trang đăng lên chất lượng sản phẩm, giúp gắn kết giữa nhà quản lý và DN.
Bạn đọc Giang Hồng Trúc (Quận Hà Đông) hỏi:
Với xã hội tôn trọng quyền lợi người tiêu dùng, hợp đồng với đối tác và bảo vệ môi trường, làm từ thiện… và trong ứng xử nội bộ của DN (quan hệ đồng nghiệp, cấp trên cấp dưới, lao động với chủ sử dụng lao động, các ứng xử) và giá trị truyền thống tinh thần trong và giữa các đơn vị cá nhân trong DN
Tọa đàm trực tuyến: “Văn hóa doanh nhân quyết định sự phát triển bền vững của doanh nghiệp” - Ảnh 16
Bà Trịnh Thị Ngân trả lời:
Văn hóa DN có rất nhiều nội hàm, trong đó thương hiệu của DN chính là cốt lõi của một DN. Trong kinh doanh DN phải xây dựng được thương hiệu cho sản phẩm, như: Quy cách sử dụng, hạn sử dụng, có chính sách bảo hành… DN phải có trách nhiệm với sản phẩm của mình tới cùng.
Một DN phải thể hiện văn hóa. Mỗi DN có một văn hóa riêng dựa trên phong cách người lãnh đạo. Văn hóa quan trọng nhất của một DN cần có đó là chữ tín trong quản lý. Đây tuy là những cái rất nhỏ nhưng thể hiện văn hóa của DN, giúp gắn kết trong DN, là hồn cốt đưa DN đó phát triển
Bạn đọc Phạm Hoàng Mai (hoangmai297@gmail.com) hỏi:
Điều kiện để doanh nghiệp tham gia xét tặng Danh hiệu “Doanh nghiệp văn hóa tiêu biểu”
Tọa đàm trực tuyến: “Văn hóa doanh nhân quyết định sự phát triển bền vững của doanh nghiệp” - Ảnh 17
PGS. TS Dương Thị Liễu trả lời:
Khi Cuộc vận động "Xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam" do Thủ tướng phát động, Viện Văn hóa kinh doanh (Hiệp hội Phát triển Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam) đã chính thức được Ban tổ chức 248 giao cho nhiệm vụ soạn thảo, xây dựng bộ tiêu chí văn hóa doanh nghiệp; Quy chế xét tôn vinh các doanh nghiệp văn hóa tiêu biểu. 
 PGS.TS Dương Thị Liễu trao đổi độc giả tại buổi tọa đàm.

Sau gần 20 buổi tọa đàm, trao đổi, lấy ý kiến, chúng tôi đúc kết và công bố 5 điều kiện:

1. Doanh nghiệp đã hoạt động liên tục tối thiểu 3 năm gần nhất (tính đến thời điểm doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị xét tặng).

2. Hoàn thành chỉ tiêu kinh doanh hàng năm; bảo đảm đời sống, việc làm ổn định cho người lao động.

3. Chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, không vi phạm các quy định của pháp luật (bị xử phạt từ mức cảnh cáo trở lên).

4. Chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ về tài chính, thuế và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật; đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Trong đó, bản thân lãnh đạo doanh nghiệp, nhà quản lý phải là người bảo vệ cho công nhân, người lao động trong doanh nghiệp mình, đó là một trong những khía cạnh mà theo tôi thể hiện được văn hóa của người đứng đầu, người quản lý doanh nghiệp.

5. Tích cực tham gia Cuộc vận động "Xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam".

Tôi cũng xin nhấn mạnh, đây không chỉ là các điều kiện đã được ghi thành văn bản, trên thực tế Ban tổ chức 248, Hiệp hội Phát triển Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam đã và đang đưa các điều này vào tổ chức triển khai trong thực tế. Qua các hình thức như tổ chức các hội nghị, hội thảo...

Bạn đọc Vũ Hoạt (Quận Long Biên) hỏi:
Nhiều doanh nghiệp hiện nay chưa thực sự coi trọng văn hoá doanh nghiệp và chưa coi đây là yếu tố tạo nên thành công của doanh nghiệp. Vậy làm thế nào để giúp doanh nghiệp thực sự hiểu được tầm quan trọng của văn hoá doanh nghiệp đối với sự phát triển của doanh nghiệp?
Tọa đàm trực tuyến: “Văn hóa doanh nhân quyết định sự phát triển bền vững của doanh nghiệp” - Ảnh 19
PGS.TS. Đỗ Minh Cương trả lời:

Đúng là việc xây dựng văn hóa DN ở nước ta hiện nay nhìn chung chưa tương xứng với tầm quan trọng và vai trò của nó. Còn nhiều DN chưa biết đến hoặc chưa thực sự tham gia vào Cuộc vận động xây dựng văn hóa DN ở phạm vi quốc gia do Thủ tướng CP phát động. Còn nhiều DN làm văn hóa DN không theo chuẩn, mang tính phiến diện, đối phó hoặc nặng về hình thức nên ít tác dụng và hiệu quả thấp.

Giải pháp đầu tiên để khắc phục tình trạng này là phải nâng cao được nhận thức của DN về văn hóa DN, trước hết và quan trọng nhất là từ người sáng lập, lãnh đạo DN đó, từ đó truyền đạt, lan tỏa xuống bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý và xuống tận các công nhân viên và đơn vị cơ sở. Cụ thể: Lãnh đạo, người đứng đầu và bộ phận cán bộ quản lý phải được đào tạo và tự đào tạo về văn hóa DN một cách hệ thống; không chỉ biết các lý luận, mô hình, phương pháp quốc tế mà còn cả các yêu cầu, tiêu chí đánh giá và chuẩn mực văn hóa DN của VN.

Công tác đào tạo, truyền thông về văn hóa DN cần được đẩy mạnh theo kế hoạch, mục tiêu cụ thể thông qua vai trò của Chính phủ, các hiệp hội, tổ chức xã hội, trường đại học, của các cơ quan báo chí, truyền thông…trong hoạt động của chính các DN và có sự kết nối, phối kết hợp của các tổ chức này và cần được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau, trong đó có hình thức tọa đàm, hội thảo như ở đây.

Quản trị quá trình xây dựng văn hóa DN ở phạm vi quốc gia một cách khoa học, hiệu quả. Hiệp hội Phát triển văn hóa doanh nghiệp Việt Nam, với vai trò, nhiệm vụ được Thủ tướng CP giao cần thực hiện tốt chức năng tổ chức chủ trì, quản trị chung về công tác nâng cao nhận thức và hành động hiệu quả trong Phong trào xây dựng văn hóa DN, nhất là trong việc xây dựng hệ tiêu chí, quy chế đánh giá, bình chọn và tôn vinh DN đạt chuẩn, đạt thành tích xuất sắc về xây dựng văn hóa DN. Đồng thời cần thu hút sự chú ý và phát huy vai trò tham gia, giám sát, cổ vũ, bình chọn của công chúng, xã hội về công tác xây dựng văn hóa DN tại các địa phương và trong phạm vi cả nước

TS Nguyễn Minh Phong bổ sung:  Văn hóa DN sẽ được thúc đẩy bởi văn hóa quản lý Nhà nước. Thực tế, nếu văn hóa quản lý lành mạnh thì VHDN cũng lành mạnh và ngày một tốt hơn. Trường hợp của Khải Silk là một ví dụ. Nếu cơ quan quản lý Nhà nươc làm tốt công tác giám sát DN thì đã ngăn chặn ngay từ đầu những vấn đề của Khải Silk.

Thực tế, tình trạng “bôi trơn” hiện nay vẫn phổ biến trong tâm lý của không ít DN. Điều này đến từ việc DN nào cũng muốn chen ngang lấy lợi ích. Chính vì vậy, trong văn hóa DN cần chú ý đến chuẩn mực văn hóa quản lý Nhà nước để xóa bỏ lợi ích nhóm và hỗ trợ tốt hơn cho văn hóa DN. 

Ông Mạc Quốc Anh trao đổi thêm: Theo tôi, hiện nay, bên cạnh những DN bất chấp việc vi phạm văn hóa và đạo đức cũng như vi phạm pháp luật nhằm đạt được lợi nhuận trong việc kinh doanh, cũng có nhiều DN xây dựng và phát triển kinh doanh một cách bền vững nhờ đẩy mạnh sử dụng bộ tiêu chí văn hóa ứng xử và đạo đức. Bên cạnh đó, sự vào cuộc của các cơ quan quản lý nhà nước, nhằm ngăn chặn hàng giả, và những hành động vi phạm pháp luật từ một số các DN hiện này cũng là điều cần thiết. Ngoài ra, cần phát động và phát triển cuộc vận động của Thủ tướng trong vấn đề tăng cường xây dựng văn hóa ứng xử trong DN có thể tạo ra thể chế, giúp DN phát triển văn hóa của mình, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, thu hút các DN có vốn đầu tư nước ngoài. 

Bạn đọc Trần Hùng (Quận Ba Đình) hỏi:

Theo ông, thế nào là văn hóa DN?

Tọa đàm trực tuyến: “Văn hóa doanh nhân quyết định sự phát triển bền vững của doanh nghiệp” - Ảnh 20
PGS.TS. Đỗ Minh Cương trả lời:
Văn hóa DN là tất cả những hành vi sản phẩm những giá trị có tính chân - thiện - mỹ của DN được hình thành trong quá trình hoạt động của DN. Nó cũng chính là bản sắc, phong cách riêng, là nguồn sức mạnh mềm và là nền tảng tinh thần cho sự phát triển bền vững của DN. Nó là bản sắc, kinh doanh là nguồn sức mạnh mềm và là nền tảng cho sự phát triển cả DN.
PGS.TS Đỗ Minh Cương phát biểu tại buổi tọa đàm.
Có nhiều DN mang tính phiến diện, nhiều người đã hiểu sai về văn hóa DN đó là văn nghệ, giải trí nhưng văn hóa DN ngoài những cái đó thì còn về sản phẩm, giá trị cho khách hàng. Tên của chủ đề ngày hôm nay vô cùng hay vì DN tạo ra sự phát triển bền vững của DN xã hội, văn hóa DN là những đức tính của người doanh nhân có đạo đức, DN có văn hóa kinh doanh. Mối quan hệ của văn hóa doanh nhân và văn hóa DN có quan hệ mật thiết với nhau.
Bạn đọc Trần Thanh Nga (thanhnga@gmail.com) hỏi:
Theo bà, làm thế nào để DN có Văn hóa?
Tọa đàm trực tuyến: “Văn hóa doanh nhân quyết định sự phát triển bền vững của doanh nghiệp” - Ảnh 22
Bà Trịnh Thị Ngân trả lời:

Bất cứ một cá nhân nào trong một tổ chức cũng đặt mục tiêu trở thành một người “tư lĩnh”. Do đó, DN cần tạo điều kiện để nhân tài trở thành một tư lĩnh. DN cần tạo môi trường để thăng tiến rõ ràng. Một DN có văn hóa chỉ khi tất cả nhân viên trong DN đó được bảo đảm.

 Bà Trịnh Thị Ngân phát biểu tại buổi giao lưu.

Lấy ví dụ về vụ máy bay rơi ở Nga, khi dư luận đổ lỗi cho người phi công lái máy bay đó. Tuy nhiên phải nhìn ngược lại đó là hệ thống không bảo vệ được người phi công đó, để người phi công đó mắc lỗi. DN phải làm sao bảo vệ được đầy đủ trước những biến đổi của ngoại cảnh. DN tối thượng là bảo vệ được tất cả mọi người trước mọi rủi ro.

Bạn đọc Phùng Thị Hoàn (Quận Hoàn Kiếm) hỏi:
Dưới góc độ quản lý, xin gửi tới đại diện Sở Công Thương đánh giá, nhìn nhận về vấn đề văn hóa DN như thế nào?
Tọa đàm trực tuyến: “Văn hóa doanh nhân quyết định sự phát triển bền vững của doanh nghiệp” - Ảnh 24
Ông Đàm Tiến Thắng trả lời:
Qua trải nghiệm thực tế quản lý tôi đưa ra nhìn nhận rằng, bất kể DN nào cũng cần hội tụ đủ 3 yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”. Trong đó, văn hóa DN chính là yếu tố “nhân hòa”. Do đó, yêu cầu mỗi người trong DN đó phải có văn hóa, muốn thành đạt thì phải trở lên tốt hơn. Văn hóa DN cải thiện nhân hòa, mỗi người trong DN hoàn thiện bổn phận của mình, tất cả hệ thống tốt mới tạo ra văn hóa của DN.
 Ông Đàm Tiến Thắng trao đổi tại buổi tọa đàm.
Đến lúc phải nhìn nhận văn hóa là mục đích của sự phát triển, vừa là động lực, vừa là mục tiêu, tùy trường hợp cụ thể. Phát triển bền vững, phát triển là tăng trưởng, bản chất DN sinh ra là để kiếm lợi nhuận để phát triển, muốn phát triển bền vững thì bắt buộc phải có văn hóa.
Văn hóa biết mình biết người cũng là một văn hóa, để phát triển bền vững thì chúng ta vừa phát triển hợp lý cần khôn ngoan, cần đào tạo, văn hóa không thể tự có, cần chọn giáo trình, nhận thức về mình sau đó sửa sai.
Các DN cần biết mình đứng đâu, làm gì, nhận thức lại mình, lợi thế tiềm năng của mình. Tất cả các DN phú quý sinh lễ nghĩa, bắt buộc phải thành đạt để có nhiều nguồn lực tài chính để làm nhiều việc, tầm vai trò, phông văn hóa của DN đó rất quan trọng.
Bạn đọc Ngô Bích Huệ (Quận Đống Đa) hỏi:
Phát triển văn hóa DN là yêu cầu cơ bản và cấp thiết để các DN phát triển bền vững, nâng cao năng lực hội nhập và khả năng cạnh tranh, dưới góc độ chuyên gia kinh tế, ông đánh giá như thế nào về vấn đề này?
Tọa đàm trực tuyến: “Văn hóa doanh nhân quyết định sự phát triển bền vững của doanh nghiệp” - Ảnh 26
TS. Nguyễn Minh Phong trả lời:
Có 2 ngộ nhận về văn hóa DN, thứ nhất là không thể copy văn hóa DN và thứ hai là phải có tiền mới xây dựng được văn hóa DN. Về bản chất, không có loài người thì không có văn hóa. Toàn bộ giá trị vật chất và tinh thần do con người tạo ra dựa trên nền tảng con người tạo ra là văn hóa. Trong văn hóa DN có văn hóa doanh nhân và doanh nhân quyết định văn hóa DN.
TS. Nguyễn Minh Phong trả lời độc giả tại buổi giao lưu.
Văn hóa DN có tính phổ biến nhưng có tính cá biệt đặc sắc. Do đó cần hiểu yêu cầu về văn hóa DN. Có 3 yêu cầu về văn hóa DN là tính truyền thống, cam kết hội nhập và bản sắc riêng. Những giá trị trên cần hội tụ để trở thành một giá trị phổ quát.
Các DN cũng cần phải tuân thủ pháp luật, lấy khách hàng làm thượng đế, khách hàng là tài sản của mình, không có chuyện buôn bán kinh doanh chộp giật. Bản sắc riêng của DN nằm ở sự sáng tạo.
Một trong những điểm cần lưu ý là tính phổ biến, tính mọi nơi mọi lúc và giao thoa trong văn hóa DN. Điểm yếu của DN Việt Nam là tính chủ động, tuân thủ và tự giác tự thân. Nhiều DN chưa nâng tiêu chuẩn của mình theo quy chuẩn quốc gia. Tính đồng bộ cũng chưa đầy đủ. Và đặc biệt là còn coi nhẹ xây dựng thương hiệu trong văn hóa DN.
Tôi cũng muốn chia sẻ “Vì sao văn hóa DN lại quyết định?” Vì văn hóa DN buộc anh phải tuân thủ quy định pháp luật, phải ứng xử có văn hóa. Văn hóa DN có 2 khía cạnh: Con người - con người và vật chất. Hai điều này là 2 chân tạo dựng văn hóa DN. Nếu có văn hóa DN thì sẽ giúp DN có khả năng phát hiện và đáp ứng được thị trường, gắn kết các con người, tạo sức hút với khách hàng, từ đó phát triển bền vững. Thực tế, tất cả các DN nổi tiếng là Công ty CP, DN thành công nhất là những DN có văn hóa DN hấp dẫn và giá trị ngày càng hoàn thiện.
Bạn đọc Nguyễn Hồng Minh (Minh Khai, Hà Nội) hỏi:
Đâu là lý do khiến DN cần có một bộ tiêu chí văn hóa riêng, thưa ông?
Tọa đàm trực tuyến: “Văn hóa doanh nhân quyết định sự phát triển bền vững của doanh nghiệp” - Ảnh 28
Ông Mạc Quốc Anh trả lời:
Đầu tiên, hiện nay một bộ phận DN nói chung chưa có bộ tiêu chí văn hóa chuẩn, tôi cho rằng bên cạnh bộ tiêu chí được Chính phủ đưa ra, mỗi DN cần đưa ra những loại hình tiêu chí văn hóa khác nhau, song vẫn phải bám theo bộ tiêu chí văn hóa của chính phủ.
Thứ hai, mỗi DN cần có tiêu chí văn hóa riêng, đồng thời cũng nên học hỏi tiêu chí văn hóa của các DN khác.
Thứ 3, để phát triển DN bền vững, mỗi DN cần có bản chất riêng về mặt văn hóa, có văn hóa chung, ngoài việc xây dựng phát triển bền vừng đồng thời hòa mình cùng DN chung.
PGS.TS Đỗ Minh Cương trao đổi thêm: Tôi không nhất trí về vấn đề tất cả DN đều có văn hóa. Văn hóa DN không có chuẩn mực nhất định, cần được tất cả mọi người chấp nhận. Văn hóa DN thì phải bền vững, phát triển của nhiều thế hệ.
Văn hóa DN thì phải là cái đúng, đáp ứng được đủ yêu cầu về chân thiện mỹ, DN cần phải làm đúng pháp luật, cần làm đúng chuẩn mực chân thiện mỹ, phê phán những cái xấu, cái không đúng trong văn hóa kinh doanh.
TS. Nguyễn Minh Phong trao đổi thêm: Văn hóa DN cần phải đi trước văn hóa quản lý Nhà nước để đáp ứng nhu cầu thị trường. Cam kết hội nhập buộc tất cả phải thay đổi theo. Do đó, văn hóa DN tồn tại, gắn kết với văn hóa quản lý, thậm chí là còn chi phối văn hóa quản lý. 

Tiếp phần trả lời câu hỏi của ông Cương và ông Phong, ông Mạc Quốc Anh cho biết thêm: Tôi cho rằng, trong những năm qua, chính phủ nói chung và chính quyền Hà Nội nói riêng đã có những việc làm cụ thể nhằm tháo gỡ khó khăn trong vấn đề văn hóa ứng xử của các DN. Điển hình, vào tháng 1/2017, UBND TP Hà Nội đã tổ chức chương trình gặp gỡ DN, nhằm trao đổi và giải quyết những khó khăn trong văn hóa ứng xử của DN. Theo đó, tại chương trình này, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã trực tiếp chỉ đạo giải quyết mọi khó khăn của các DN đặc biệt trong văn hóa ứng xử. Tôi cho rằng, việc xây dựng sự Kết nối chia sẻ, quan hệ cộng sinh và cùng đồng hành với các DN sẽ giúp tạo ra sự thay đổi trong văn hóa ứng xử. 

Bạn đọc Trần Thị Thu Phượng (tranphuong@gmail.com) hỏi:
Hiện nay, trong cộng đồng DN nói chung đang nổi lên vấn đề về những người kiếm tiền và phát triển bền vững dựa trên văn hóa và đạo đức, ông nghĩ gì về điều này?
Tọa đàm trực tuyến: “Văn hóa doanh nhân quyết định sự phát triển bền vững của doanh nghiệp” - Ảnh 29
Ông Mạc Quốc Anh trả lời:
Ông Mạc Quốc Anh phát biểu tại buổi tọa đàm.
Tôi cho rằng, yếu tố về văn hóa và đạo đức được xem là một trong những cách thức giúp các DN phát triển một cách bền vững. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, việc xây dựng văn hóa tốt sẽ góp phần giúp DN đó quy tụ và giữ chân được các nhân tài, còn ngược lại, nếu một DN phát triển không dựa trên tiêu chí văn hóa và đạo đức sẽ không thể giữ chân được nhân tài và cả người tiêu dùng.
Để phát triển một cách bền vững, các DN phải xây dựng môi trường văn hóa, đầu tư để quy tụ được đội ngũ nhân tài và việc khuyến khích sự sáng tạo trong nội bộ nhân viên quyết định cho sự phát triển của DN đó. Thông qua việc sử dụng tiêu chí văn hóa và đạo đức, giúp thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng, khi họ sẽ lựa chọn sử dụng những sản phẩm có nét văn hóa độc đạo riêng.
Bạn đọc Hoàng Minh Tuấn (Giảng Võ, Hà Nội) hỏi:
Thưa bà, tại sao nói, văn hóa DN góp phần giúp DN phát triển bền vững?
Tọa đàm trực tuyến: “Văn hóa doanh nhân quyết định sự phát triển bền vững của doanh nghiệp” - Ảnh 31
PGS. TS Phạm Thị Tuyết trả lời:
Để DN phát triển bền vững, bên cạnh việc DN phải xác định rõ chiến lược, mục tiêu kinh doanh cụ thể; xây dựng cho mình một hệ thống quản trị DN hiện đại, hiệu quả; xây dựng thương hiệu và không ngừng đổi mới, sáng tạo thì DN phải xây dựng, phát triển văn hóa DN, coi văn hóa DN là cốt lõi, nền tảng phát triển. Bản sắc văn hóa DN là kết tinh những tinh hoa quản lý và kinh doanh của một DN.
PGS.TS Phạm Thị Tuyết phát biểu tại buổi giao lưu.
Mỗi DN không thể sao chép văn hóa từ DN khác mà phải tự tạo bản sắc văn hóa mạnh góp phần nâng cao hình ảnh thương hiệu, thu hút, phát triển và duy trì đội ngũ nhân viên đồng lòng, gắn bó cùng DN.
Thực chất văn hóa DN không trừu tượng mà nó là các vấn đề rất cụ thể, đan xen trong mọi hoạt động, quyết định của DN, nó biểu hiện từ phong cách quản trị điều hành, đánh giá kết quả công việc, vấn đề khen thưởng, bổ nhiệm, từ chức, cách thức bồi dưỡng, đào tạo nhân viên, phương thức triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, vấn đề thực hiện trách nhiệm xã hội và đạo đức kinh doanh… tất cả các vấn đề trên đều xuất phát từ nền tảng căn bản là con người.
Các chuyên gia nghiên cứu phát triển tổ chức trong và ngoài nước đã khẳng định, một DN thiếu vốn có thể đi vay, thiếu chiến lược có thể mời tư vấn, thiếu nhân sự thì tuyển dụng, đào tạo… nhưng không thể bỏ tiền để mua sự đồng cam cộng khổ, sự gắn bó của đội ngũ nhân viên. Đó là điều tôi muốn nhấn mạnh, văn hóa chính là nguồn gốc cốt lõi để DN phát triển.
Bạn đọc Nguyễn Anh Tú (nganhtu@gmail.com) hỏi:
Được biết, Cuộc vận động Xây dựng Văn hóa Doanh nghiệp Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ phát động hiện đã được Ban tổ chức triển khai tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước, xin ông cho biết, tính đến thời điểm này, Ban tổ chức đã triển khai được bao nhiêu tỉnh? Kế hoạch tiếp theo của Ban tổ chức Cuộc vận động xây dựng văn hóa doanh nghiệp là gì?
Tọa đàm trực tuyến: “Văn hóa doanh nhân quyết định sự phát triển bền vững của doanh nghiệp” - Ảnh 33
NSND Vũ Ngoạn Hợp trả lời:
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Tổ chức triển khai Cuộc vận động xây dựng văn hóa DN Việt Nam (gọi tắt là Ban Tổ chức 248), đã phối hợp với UBND các tỉnh Quảng Ninh, Sơn La, Thừa Thiên Huế, Cần Thơ tổ chức Hội nghị triển khai Cuộc vận động xây dựng văn hóa DN Việt Nam do Thủ Tướng Chính Phủ phát động, tính đến nay được 46/63 tỉnh thành trong cả nước, bao gồm: 9 tỉnh khu vực Đông Bắc; 7 tỉnh khu vực Tây Bắc; 17 tỉnh khu vực miền Trung và Tây Nguyên; 13 Tỉnh khu vực miền Tây Nam Bộ.
 NSND Vũ Ngoạn Hợp trao đổi với độc giả tại buổi giao lưu.
Dự kiến trong thời gian tới, Ban tổ chức 248 sẽ tiếp tục triển khai đến đến 9 tỉnh Đồng bằng sông Hồng và 9 tỉnh miền Đông Nam Bộ.
Cụ thể, 9 tỉnh Đồng bằng sông Hồng vào tháng 8 tới sẽ phối hợp với UBND TP Hà Nội triển khai cuộc vận động này. Đây là cuộc vận động quan trọng và chúng tôi đang chuẩn bị ráo riết, đầy đủ thông tin để có thể triển khai hiệu quả.
Được biết, TP Hà Nội đã tổ chức nhiều sự kiện liên quan, trong đó có đợt vận động lần này. Từ nay tới cuối năm 2019 sẽ còn nhiều sự kiện để hướng tới ngày văn hóa DN 10/11, trong đó có Festival văn hóa doanh nhân... nhằm tuyên truyền thiết thực để toàn bộ doanh nhân, DN và xã hội sẽ thấy được vai trò quan trọng của văn hóa DN.