Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Tòa soạn nằm trên... smartphone

An Thanh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - “Muốn có bạn đọc, các nhà báo cần phải tạo ra nội dung phù hợp với màn hình smartphone, nơi tin tức được săn đón nhiều nhất”, theo chuyên gia báo chí di động Abdul Kabil Khan, trợ lý giáo sư tại Khoa nghiên cứu truyền thông và báo chí tại Đại học Nghệ thuật Tự do Bangladesh.

Tòa soạn kiểu studio
Trợ lý giáo sư Abdul Kabil Khan (Jamil Khan) phát biểu: "Các tòa soạn đều phải nhận ra giờ họ cần phải sửa đổi quy trình làm việc của mình để nội dung có thể được tùy chỉnh cho điện thoại di động smartphone. Điều này đang xảy ra trên khắp các phương tiện truyền thông tin tức ở Bangladesh".

Những nhận định trên có được trong quá trình Khan cùng Sabbir Ahmed, nhà báo hàng đầu của tờ Bangladesh Times “Hướng dẫn làm báo bằng smartphone”. Mặc dù cuốn sách hướng tới đối tượng là các nhà báo Bangladesh nhưng nó lại đang được rất nhiều tòa soạn lớn trên thế giới quan tâm. Sabbir Ahmed còn là Toutuber của kênh Sabbir Live luôn có hơn 150.000 người theo dõi đã cho thấy đẳng cấp của nhà báo này.
Phóng viên tác nghiệp với smartphone. Ảnh: Nguyễn Quỳnh
Bangladesh Times là được hiểu như một tòa soạn tin tức trên điện thoại di động - hay như Ahmed nói, kiểu một “tòa soạn studio”. Điều đó có nghĩa là nó hoạt động hoàn toàn trên thiết bị và phần mềm điện thoại thông minh từ đầu đến cuối: Giá ba chân di động, giá ba chân cầm tay hoặc gimbal, micro không dây Rode và ứng dụng KineMaster để chỉnh sửa video. Anh ấy còn sử dụng thiết bị bay cho kênh YouTube của mình, nơi có rất nhiều công việc của anh ấy kiếm được tiền.

Ông nói: “Các công cụ và thiết bị làm báo kiểu cũ không còn được sử dụng ở đây nữa” và cho biết thêm rằng các phóng viên như ông hầu như dành toàn bộ thời gian cho hiện trường, chụp, biên tập và xuất bản ở nơi họ có mặt. Khi các clip cần được kiểm tra kỹ lưỡng, chúng sẽ được gửi đến một nhóm trung tâm, thông qua Whatsapp (một ứng dụng nhắn tin đa nền tảng, thuộc sở hữu của Facebook), thông thường, để ưu tiên tốc độ xuất bản.

"Tôi không trì hoãn việc xuất bản bất kỳ video nào sau khi quay. Điều này là do cảnh quay vẫn còn trên điện thoại của tôi và tôi chỉnh sửa và xuất bản từ cùng một thiết bị. Điều đó đẩy nhanh quá trình đưa hình ảnh đến bạn đọc, vì rất khó để những người khác làm điều tương tự (theo cách truyền thống)".

Vì lý do đó, video trực tiếp là một công cụ mạnh mẽ cho nhóm và Ahmed sẽ thường phát trực tiếp trên Facebook hoặc YouTube. Vì Bangladesh hiện có nhiều dự án xây dựng lớn đang diễn ra, nên Bangladesh Times chọn định dạng trực tiếp để ghi lại những sự kiện trực quan đó, cũng như những câu chuyện về các cuộc khủng hoảng địa phương, chính trị và tội phạm. Sabbir Ahmed luôn đề cao ba quy tắc khi dựng video: Tương tác nhất quán và chân thực, giọng điệu thân mật nhưng chuyên nghiệp, cởi mở và đáp ứng phản hồi của khán giả.

Tương tác với người dùng

"Bangladesh hiện có vô số nội dung do người dùng tạo ra, thậm chí còn hay hơn của các nhà báo. Nếu các tòa soạn có thể xuất bản nội dung được chọn lọc từ lượng nội dung khổng lồ này, một xu hướng hoàn toàn mới sẽ bắt đầu. Tôi không nghĩ rằng nhiều hãng truyền thông đã đạt đến mức đó. Bạn vẫn chưa đã tạo ra đủ nhân lực để chỉnh sửa video trên Facebook, YouTube, Instagram hoặc tạo một nhóm riêng cho công việc như vậy" - Jamil Khan nhận định.

Về vấn đề đề kỹ thuật thì các tòa soạn nên suy nghĩ rộng hơn về sự khác biệt giữa các nền tảng và có các nhóm phóng viên hướng tới sự tham gia và triển khai trên trên mỗi nền tảng. Dường như rất khó có một ấn phẩm nào có kích thước phù hợp với tất cả.

Về nội dung, không phải các tòa soạn không biết tương tác với độc giả đã và đang là xu thế của báo chí công nghệ. Nhưng làm thế nào để có được sự tương tác với bạn đọc thì lại là cả một vấn đề, nó nằm ở nhận thức của các người đứng đầu tòa soạn. Để bạn đọc trung thành cung cấp các video, tin tức cho tờ báo lại là một vấn đề lớn hơn, không phải ai cũng có thể tổ chức được, dù muốn thậm chí là rất muốn.

Nhưng tin tức không chỉ được đọc hoặc xem trên điện thoại di động. Với sự ra đời của Clubhouse, Twitter Spaces và giờ là Phòng âm thanh trực tiếp của Facebook, cộng với các podcast cũ hay, tin tức cũng được nghe qua điện thoại di động. Với điện thoại di động, bạn chỉ cần một vài lần nhấn là có thể phát sóng sau khi đặt tên cho chương trình của mình và mời mọi người tham gia. Khan kết luận: "Cách khám phá và kể chuyện qua con mắt của họ sẽ làm cho tờ báo đa dạng, hãy đưa người dùng trở thành phóng viên không chính thức của tòa soạn".

Xu thế chung

Trong một báo cáo của Reuters vào năm 2021 cho biết ở Anh, 68% số độc giả xem tin tức qua smartphone. Ở châu Phi, cả 3 quốc gia được khảo sát (Kenya, Nigeria và Nam Phi) đều đạt điểm trên 80%. Ở châu Á, khán giả xem tin tức smartphone ở Indonesia và Malaysia là những người lớn nhất trong báo cáo, với 85%.

Đối với các quốc gia như Anh, Mỹ, Canada, Nhật Bản, Hà Lan, Đức và Pháp tỷ lệ này xấp xỉ 68 - 69%. Và dù khảo sát ở đâu thì một thực tế khi tốc độ đường truyền internet tăng, giá các smartphone giảm thì lượng bạn đọc sử dụng nó để đọc tin tức và giải trí sẽ còn tăng. Chưa kể, sau đại dịch Covid-19, thói quen nằm nhà nhìn thế giới qua smartphone sẽ là xu thế cả cho người trẻ lẫn người già.

Khan cho rằng: “Xây dựng một tòa soạn ưu tiên trên thiết bị smartphone có nghĩa là bạn đang tạo ra nội dung xã hội liên tục. Nó không chỉ xoay quanh các câu chuyện hoặc chiến dịch cụ thể, hoặc sự kiện bất ngờ. Nó phải được xâu chuỗi để bạn đọc không thể dứt ra”.

"Mọi người đang chuyển từ trải nghiệm nhấp chuột sang trải nghiệm vuốt", Khan nói thêm rằng sự phổ biến của các nền tảng như TikTok, YouTube và Instagram cũng có nghĩa là các phóng viên phải suy nghĩ cẩn thận hơn về nội dung dạng ngắn, theo hướng câu chuyện. Nội dung phải dễ hiểu và có kích thước vừa phải. Những người sử dụng mạng xã hội muốn biết nhiều hơn trong thời gian ngắn hơn và nội dung đó phải được phân phối ở định dạng ngắn gọn.