Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Doãn Mậu Diệp đã đánh giá về công tác triển khai các nhiệm vụ của ngành.
Theo đó, trong 3 tháng đầu năm 2018, nhiều địa phương (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, tỉnh Đồng Nai, Bình Dương…) đã xác định công tác giải quyết việc làm là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nên đã đề ra các giải pháp phù hợp. Cùng với đó là chính sách ưu đãi thu hút nguồn lực xã hội đầu tư, phát triển sản xuất - kinh doanh, tạo nhiều việc làm… được quan tâm nên công tác giải quyết việc làm có nhiều khởi sắc.Cụ thể, trong 3 tháng đầu năm 2018, đã có 357.000 lao động được tạo việc làm, trong đó tạo việc làm trong nước cho 330.000 người, đưa khoảng 27.000 người đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. 3 tháng qua, ngành LĐTB&XH tiếp tục thực hiện các giải pháp thúc đẩy đào tạo gắn với DN; tìm kiếm giải pháp để cơ sở giáo dục nghề nghiệp gắn kết hiệu quả với DN trong tổ chức đào tạo. Qua đó, công tác tuyển sinh ước đạt 86.600 người (cao đằng, trung cấp 21.600 người; sơ cấp và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác 65.200 người).Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp cho biết, đến nay, tỉ lệ lao động qua đào tạo trong cả nước ước đạt 56,5% (lao động qua đào tạo có bằng cấp/chứng chỉ là 22%, tỉ lệ thất nghiệp khu vực thành thị ước 3,12%.Tuy nhiên, ngành LĐTB&XH đang đối mặt với nhiều thách thức về chất lượng việc làm chưa cao, lao động phi chính thức còn tới 60%, mới có 25% người lao động tham gia bảo hiểm xã hội.Trong khi đó, hàng năm vẫn có khoảng 200.000 sinh viên tốt nghiệp gặp khó khăn trong tìm kiếm việc làm. Lao động nông thôn, nhất là lao động nữ lớn tuổi khó chuyển đổi việc làm.Mặc dù số lao động thất nghiệp nhiều nhưng các DN lại vẫn gặp khó khăn trong tuyển dụng; hệ thống thông tin thị trường lao động chưa hoàn thiện; công tác dự báo thị trường lao động còn nhiều hạn chế; đào tạo nghề chưa gắn với nhu cầu của thị trường lao động.