Từ ngày 8/3 bắt đầu đấu giá khối băng tần dành cho 5G

Hà Thanh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Tới đây, Công ty Đấu giá hợp danh số 5 quốc gia sẽ tổ chức đấu giá 3 khối băng tần dành cho 5G.

Theo đó, ngày 8, 14 và 19/3 tới đây sẽ tổ chức đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với các khối băng tần:  B1 (2500-2600 MHz); C2 (3700-3800 MHz) và C3 (3800-3900 MHz).

Chuẩn bị đấu giá khối băng tần dành cho 5G
Chuẩn bị đấu giá khối băng tần dành cho 5G

Khối băng tần B1 được quy hoạch để triển khai các hệ thống di động theo tiêu chuẩn IMT-Advandced (cho 4G) và các phiên bản tiếp theo. Giá khởi điểm cho băng tần B1 là: 3.983.257.500.000 đồng (Ba nghìn chín trăm tám mươi ba tỷ, hai trăm năm mươi bảy triệu, năm trăm nghìn đồng). Tiền đặt trước là 200.000.000.000 đồng (Hai trăm tỷ đồng). Thời gian đấu giá là 14h ngày 8/3 tại trụ sở Cục tần số vô tuyến điện.

Khối băng tần C3 được quy hoạch để triển khai các hệ thống di động theo tiêu chuẩn IMT-2020 (cho 5G) và các phiên bản tiếp theo. Giá khởi điểm cho băng tần C3 là 1.956.892.500.000 đồng (Một nghìn chín trăm năm mươi sáu tỷ, tám trăm chín mươi hai triệu, năm trăm nghìn đồng). Tiền đặt trước là 100.000.000.000 (Một trăm tỷ đồng). Thời gian đấu giá là 14h ngày 14/3 tại trụ sở Cục tần số vô tuyến điện.

Khối băng tần C2 được quy hoạch để triển khai các hệ thống di động theo tiêu chuẩn IMT-2020 (cho 5G) và các phiên bản tiếp theo. Giá khởi điểm cho băng tần C2 là 1.956.892.500.000 đồng (Một nghìn chín trăm năm mươi sáu tỷ, tám trăm chín mươi hai triệu, năm trăm nghìn đồng). Tiền đặt trước là 100.000.000.000 (Một trăm tỷ đồng). Thời gian đấu giá là 14h ngày 19/3 tại trụ sở Cục tần số vô tuyến điện.

Thời hạn của giấy phép sử dụng từng băng tần nêu trên với doanh nghiệp trúng đấu giá là 15 năm.

Trước đó, Bộ trưởng Bộ TT-TT đã phê duyệt Quyết định số 47/QĐ-BTTTT về Phương án tổ chức đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với băng tần 5G. Công ty Đấu giá hợp danh số 5 quốc gia đã được Cục Tần số vô tuyến điện lựa chọn là đơn vị tổ chức đấu giá các băng tần này.