Đó là ý kiến của nhiều cán bộ, đảng viên khi biết tin Ban Chấp hành T.Ư quyết định thi hành kỷ luật ông Đinh La Thăng bằng hình thức cảnh cáo và cho thôi chức Ủy viên Bộ Chính trị Khóa XII.
Khai mạc Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Khóa XII. |
Sau khi xem xét toàn diện, khách quan, cân nhắc nhiều mặt, Ban Chấp hành T.Ư Đảng đã quyết định thi hành kỷ luật ông Đinh La Thăng bằng hình thức cảnh cáo và cho thôi giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị Khóa XII với tỷ lệ phiếu biểu quyết rất cao (trên 90%).
Ngay sau khi quyết định được công bố, nhiều ý kiến cán bộ, đảng viên đánh giá đây là hình thức kỷ luật nghiêm khắc, khẳng định sự nghiêm minh và quyết tâm của Đảng ta trong việc chống tham nhũng, tiêu cực.Trao đổi với phóng viên báo Kinh tế & Đô thị, ông Lê Quang Thưởng - nguyên Phó trưởng Ban Thường trực Ban Tổ chức T.Ư nhận định, đây là quyết định không nhẹ quá, nhưng cũng không nặng quá trên cơ sở đánh giá đúng mức, khách quan “công – tội” một cách rõ ràng. Quyết định này là một bài học đắt giá đối với những người làm công tác quản lý, lãnh đạo nhất là những cán bộ cao cấp, phải hết sức cảnh giác với các biểu hiện suy thoái, không được lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình vào những việc bất chính. Việc công khai xử lý những vi phạm, khuyết điểm của ông Đinh La Thăng đã truyền đi một thông điệp mạnh mẽ trong việc xử lý nghiêm những sai sót của cán bộ, đảng viên dù ở cấp nào, ngành nào. Điều đó cũng cho thấy quyết tâm chiến lược của Đảng trong việc chống biểu hiện tiêu tực, suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống, liên quan đến việc “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” được Đảng và Nhân dân ủng hộ. “Quyết định này cùng với một số kết quả xử lý cán bộ sai phạm gần đây cho thấy Nghị quyết T.Ư 4 đã bước đầu có những chuyển biến mạnh mẽ và tôi mong rằng, chúng ta sẽ tiếp tục làm quyết liệt hơn để làm trong sạch nội bộ Đảng” - ông Thưởng đề nghị.Đề cập đến vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc - nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) cho rằng: “Sở dĩ dư luận quan tâm, thậm chí có nhiều người cho đó là vấn đề đặc biệt vì người bị đề nghị thi hành kỷ luật đang ở vị trí cán bộ cấp cao. Cần phải nhận thức, cho dù là cán bộ cấp cao hay cán bộ cấp bình thường, khi họ đã có vi phạm, khuyết điểm thì cũng bình đẳng trước kỷ luật của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Nếu nhận thức như thế thì thấy việc một Ủy viên Bộ Chính trị bị đề nghị xem xét thi hành kỷ luật không có gì là đặc biệt". PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc cho biết, trong lịch sử, Đảng cũng có nhiều lần xử lý kỷ luật Ủy viên Bộ Chính trị, như 2 trường hợp trước đây là ông Trần Xuân Bách và Nguyễn Hà Phan. Điều đó cho thấy Đảng rất nghiêm minh và sẽ không có chỗ cho những ai lợi dụng chức quyền để mưu cầu lợi ích cá nhân mà gây tổn hại đến đất nước, đến Nhân dân.Ông Nguyễn Đức Hùng, đảng viên 60 năm tuổi Đảng, phường Kim Liên, quận Đống Đa, Hà Nội:Sẽ không còn vùng cấmViệc kỷ luật ông Đinh La Thăng cho thấy cuộc chiến chống tham nhũng của Đảng ta sẽ không có vùng cấm. Kỷ luật ông Đinh La Thăng với mức độ như vậy và với trách nhiệm tại PVN cho thấy Đảng ta đang mạnh dạn, chắc chắn và rất chân chính. Trước Đảng, ông Đinh La Thăng phải nhận kỷ luật vì vi phạm nghiêm trọng tại PVN. Tôi nghĩ rằng, đó cũng là lời cảnh báo đối với tất cả những đồng chí lãnh đạo hiện nay ở tất cả các cấp các ngành, luôn phải giữ mình dù ở chức vụ nào, không có chuyện quá khứ qua rồi là không lật lại. Ông Trần Văn Chính, phường Trần Phú, quận Hoàng Mai:Kỷ luật một người để cứu muôn người khácTôi rất hoan nghênh quyết định của T.Ư đối với việc cảnh cáo và cho thôi Ủy viên Bộ Chính trị ông Đinh La Thăng. Đau lòng thật đấy khi thấy một cán bộ cấp cao bị xử lý nặng như vậy. Nhưng theo tôi, đây là việc làm cần thiết để giữ gìn sự trong sạch của Đảng, kỷ luật một người để cứu muôn người khác như lời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng nói. |