Là một hoạt động của Hội sách Hà Nội 2019, cuộc tọa đàm, giới thiệu về 2 tựa sách của PGS.TS. Hoàng Anh Tuấn: “Tuyển tập tư liệu Công ty Đông Ấn Anh về Kẻ chợ - Đàng Ngoài (1672 - 1697)” và “Tư liệu Công ty Đông Ấn Hà Lan về Kẻ chợ - Đàng Ngoài (1637 - 1700)” đã giới thiệu cho độc giả một công trình nghiên cứu chất lượng, góp phần phục dựng bức tranh tương đối toàn diện về xã hội Đàng Ngoài thời Lê - Trịnh thế kỷ XVII.
Kẻ chợ thế kỷ 17 |
Trên cơ sở khối tư liệu đó, PGS.TS Hoàng Anh Tuấn đã bước đầu tổ chức, phân loại, lược dịch một số tư liệu quan trọng, biên soạn cuối sách chuyên khảo "Tư liệu các Công ty Đông Ấn Hà Lan và Anh về Kẻ Chợ – Đàng Ngoài thế kỷ XVII".
Công trình được xuất bản trong dịp Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội và nhận được sự quan tâm đánh giá cao của độc giả, đặc biệt từ giới nghiên cứu sử học, văn hóa học và văn bản học.
Mặc dù ấn phẩm năm 2010 đã khẳng định được giá trị, tuy nhiên nguồn tư liệu gốc được khai thác còn rất nhiều tiềm năng, nhất là từ góc độ giá trị tư liệu.
Chính vì thế giai đoạn II của Dự án Tủ sách, Nhà xuất bản Hà Nội đã tiếp tục phối hợp cùng PGS.TS Hoàng Anh Tuấn tổ chức khảo sát, sưu tầm bổ sung trên 300 trang tư liệu từ các thương điểm Anh tại Hà Lan, Indonesia, Ấn Độ,Thái Lan cùng hơn 3.000 trang tư liệu của các thương điếm Hà Lan đặt tại các quốc gia trên, hiện đang lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia Hà Lan ở La Haye.
Trên cơ sở nguồn tư liệu phong phú của 2 đợt khảo sát, kết hợp với những nghiên cứu đã được tác giả triển khai trong những năm qua, PGS.TS Hoàng Anh Tuấn đã biên soạn 2 công trình: Tuyển tập tư liệu công ty Đông Ấn Anh về kẻ Kẻ Chợ - Đàng ngoài (1672 - 1697) và Công ty Đông Ấn Anh ở Kẻ Chợ - Đàng ngoài (1637 - 1700).
Hai cuốn sách sẽ mô tả về tình hình hoạt động của Công ty Đông Ấn Hà Lan và Công ty Đông Ấn Anh tại giai đoạn thế ký XVI - XVII. Bên cạnh đó là những bản trích lược nhật ký của thương điếm Anh ở Kẻ Chợ - Đàng ngoài, phân tích những thăng trầm trong quan hệ chính trị giữa Công ty Đông Ấn Hà Lan với triểu đình Lê - Trịnh. Ngoài ra là những nhận định sơ bộ về chuyển biến chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, tôn giáo ... ở Đàng Ngoài trong thế kỷ XVII dưới góc nhìn của người Anh và Hà Lan.
Đánh giá về 2 cuốn sách trên, PGS TS Vũ Văn Quân - Chủ nhiệm Khoa Lịch sử, Đại học Khoa học xã hội & nhân văn cho rằng, đây là các công trình rất có giá trị đối với lịch sử Việt Nam. Hiện tại, các tư liệu về lịch sử Việt Nam được lưu trữ ở nước ngoài là rất lớn, đây là nguồn thông tin quan trọng cho nghiên cứu lịch sử văn hóa nhưng việc thu thập, dịch thuật cũng như tìm hiểu về chúng là rất khó khăn, vất vả.Chính vì vậy, các cuốn sách của PGS TS Vũ Văn Quân không chỉ đáng trân trọng về công sức mà tác giả phải bỏ ra trong nhiều năm mà còn về giá trị lịch sử mà nó mang lại khi phản ánh được nhiều mặt của Việt Nam trong giai đoạn thế kỷ 17 qua góc nhìn của người nước ngoài, PGS TS Vũ Văn Quân khẳng định.Có cùng quan điểm, TS Đỗ Thị Thùy Lan - Giảng viên khoa Lịch sử, Đại học Khoa học xã hội & nhân văn nhận định bộ sách trên rất có giá trị cho công tác nghiên cứu lịch sử qua nền tảng chắc chắn do chính những người sống trong giai đoạn đó ghi lại. Bộ sách có những tư liệu sinh động, chân thực được khia thác từ các nhìn của người Anh, Hà Lan. Đây là mảnh ghép phù hợp nhằm khỏa lấp khoảng trống mà các nguồn tư liệu trong nước không có.Theo thông tin từ Nhà xuất bản Hà Nội, hai công trình “Tuyển tập tư liệu Công ty Đông Ấn Anh về Kẻ chợ - Đàng Ngoài (1672 - 1697)” và “Tư liệu Công ty Đông Ấn Hà Lan về Kẻ chợ - Đàng Ngoài (1637 - 1700)” được xuất bản trong Dự án Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến giai đoạn II do đơn vị này làm chủ đầu tư.