Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Ứng xử khi con nói dối

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Do còn quá non nớt, chưa biết suy nghĩ, chưa nhận thức được đầy đủ và vì nhiều nguyên...

Kinhtedothi - Do còn quá non nớt, chưa biết suy nghĩ, chưa nhận thức được đầy đủ và vì nhiều nguyên khác nữa nên đôi khi trẻ em đã lựa chọn giải pháp nói dối thay vì nói thật. Thậm chí ở 1 số trẻ, nói dối đã trở thành 1 thói quen xấu lúc nào không hay.

Nếu bố mẹ không có phương pháp để uốn nắn, chỉ bảo cho trẻ thì thói quen nói dối sẽ khiến các bé phát triển lệch lạc, phạm phải nhiều sai lầm khi trưởng thành. Vậy bố mẹ nên làm thế nào khi trẻ nói dối, phương pháp nào để điều chỉnh hành vi này của trẻ là phù hợp?

 
Ứng xử khi con nói dối - Ảnh 1
Bé Trần Nam Phong, con trai chị Mai Thu Hương ở Thanh Xuân – Hà Nội hiện đang 3 tuổi, mặc dù mới chỉ đang tập nói nhưng chị thường xuyên nghe được những câu trả không thật thà của cậu bé. Chị cho biết, khi con được 18 tháng chị phát hiện ra con có hiện tượng nói dối như “con thấy cô giáo bay ra ngoài cửa sổ” hoặc là “hôm nay bố mua rất nhiều kem” nhưng trên thực tế bố không mua cái kem

 Nhiều năm làm việc trong môi trường giáo dục, chị Hương có cơ hội được tiếp xúc với trẻ nhỏ nên chuyện con trẻ nói dối cũng là việc mà chị thường xuyên gặp. Nhờ vậy, chị nhanh chóng có những cách xử trí để phù hợp với lứa tuổi của con mình. Chị nói chuyện với con, yêu cầu con tự trả lời các câu hỏi mình đưa ra để bé nhận ra câu trả lời và câu hỏi của mình mâu thuẫn nhau, từ đó, con có thể nhận ra được cái sai. Sau một thời gian, tình trạng nói dối ấy giảm dần, các câu trả lời của bé gần với thực tế cuộc sống hơn.

Cũng giống như chị Hương, anh Nguyễn Ngọc Sơn ở Đống Đa – Hà Nội cũng đã nhiều lần bắt gặp những câu nói dối của cậu con trai. Có lần anh thấy cháu đang ngồi học và cốc nước bị đổ ngay bên cạnh, nhưng khi hỏi ai làm đổ thì cháu lại đổ lỗi cho con mèo, trong khi nhà lại không nuôi mèo. Trong những tình huống đó, dù rất khó xử nhưng anh Sơn lại cho qua nhanh chóng vì nghĩ rằng trẻ con nói như thế là chuyện bình thường.

 Đó chỉ là 2 trong số vô vàn những tình huống mà các bậc làm cha mẹ thường bắt gặp với những đứa trẻ của mình. 

Theo Thạc sĩ Lưu Minh Hường – Phó Viện trưởng Viện Giáo dục trẻ thông minh sớm VSK Hà Nội thì ở trẻ có nhiều dạng nói dối như: Trường hợp thứ nhất, trẻ ở độ tuổi từ 3- 5 thường là nói dối tưởng tượng. Ở độ tuổi này trẻ có trí tưởng tượng rất phong phú, nên khi gặp những trường hợp này thì cha mẹ nên tôn trọng. Theo thời gian, trẻ sẽ nhanh chóng thoát khỏi tình trạng mộng mơ, tưởng tượng ấy. 

Trường hợp thứ 2 là trẻ nói dối do trốn tránh trách nhiệm, sợ bị phạt, bị đánh đòn. Trong những trường hợp như vậy thì người lớn không nên quát mắng con ngay lúc đó, cố gắng giữ bình tĩnh, sau đó phân tích cho con hiểu. Nếu đánh, mắng trẻ sẽ khiến trẻ càng nói dối nặng hơn .

Nhìn ở khía cạnh khác, khi bé biết nói dối có nghĩa là bé đã bắt đầu biết suy nghĩ, biết nhìn nhận sự việc, biết tưởng tượng vấn đề. Đây là lúc các bậc phụ huynh cần chỉ dạy, uốn nắn trẻ những bài học đầu tiên. Ai lớn lên, trưởng thành cũng từng mắc phải sai lầm nên người lớn cần phải tìm hiểu kĩ hoàn cảnh và phân tích xem bé nói dối vì lý do gì để có cách uốn nắn kịp thời. Theo các chuyên gia tâm lý thì có một phương pháp mà cha mẹ có thể áp dụng với con trong những tình huống khi con nói dối như kể cho con nghe câu chuyện về chú bé chăn cừu suốt ngày nói dối với dân làng là có sói đến, khi sói đến thật thì lại không ai tin nữa...Qua các câu chuyện như vậy bé có thể nhận biết được hậu quả của việc nói

 Hầu như đứa trẻ nào cũng có nói dối ít nhất một lần, cha mẹ có thể tìm hiểu để chỉ bảo, dạy dỗ con từ bỏ tính xấu này. Nếu không nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển nhân cách của các bé sau này.