Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Vấn đề tàu hút bùn cần đánh giá khách quan chất lượng sản phẩm

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Sáng nay (4/12), Giám đốc Sở KHCN đã trả lời tái chất vấn của các đại biểu về vấn đề khoa học công nghệ, trong đó có hiệu quả của tàu hút bùn...

Vấn đề tàu hút bùn cần đánh giá khách quan chất lượng sản phẩm - Ảnh 1
Đại biểu Phạm Thị Thanh Mai đặt câu hỏi tái chất vấn vấn đề KHCN.
Liên quan đến câu hỏi của ĐB Phạm Thị Thanh Mai về tàu hút bùn, Giám đốc sở KHCN Lê Xuân Rao cho biết, sau kết luận của HĐND và UBND TP chỉ đạo 15 ngày sau, Sở đã phối hợp với cơ quan nghiên cứu, cũng như cơ quan thoát nước,và đã đưa thiết bị hút bùn này vào vận hành. "Khi đi vào vận hành thì chúng ta phải có kế hoạch nạo vét, kinh phí thế nào thì mới cho tàu đi vào sản xuất. Để có một chiếc tàu hút bùn mà có đủ tiêu chuẩn như thế này đấy là nỗ lực của đội ngũ các nhà khoa học trên địa bàn, bình thường thì người ta chỉ ra công nghệ chứ không ra sản phẩm. Còn muốn sản phẩm thương mại hóa được thì sau khi giai đoạn nghiên cứu phải đến bước thực hiện là vay vốn. Và ở đây chúng tôi thực hiện quy trình đổi mới là từ nghiên cứu sản phẩm có thể sản xuát được ngay. Còn để sản xuất thì với một đề tài hơn 2 tỷ đồng để ra một sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn và được đăng kiểm thì quá gấp vì không thể từ đề tài mà ra sản xuất ngay được 5-7 sản phẩm, chưa nói đến chuyện một đề tài thành 1 sản phẩm cũng đã là nỗ lực rất lớn. Còn nhu cầu, trước khi làm đề tài, phối hợp với các đơn vị thì chúng tôi đã khảo sát dựa trên khối lượng sông ngòi, hồ trên địa bàn thì nhu cầu sản xuất rất lớn.

Hiện tại công ty thoát nước sử dụng máy xúc thả trên bè nổi, múc từng gầu bùn lên một cái bể, từ cái bể đó cho xe hút bùn bể phốt từ trên cao hút bùn lên xe chuyên dụng, còn máy hút bùn này thì có thể di chuyển dọc mặt sông cần hút bùn, bơm thẳng lên xe bình thường. Theo quy định của luật khi thành phố đầu tư nghiên cứu đề tài này thì kết quả thuộc UBND còn triển khai ra đâu thì có thể chuyển giao cho các doanh nghiệp khoa học công nghệ sản xuất chứ thành phố ko thể đầu tư một dây chuyền máy móc sản xuất ra sản phẩm này, nên chuyện bên nào sản xuất thì tôi nghĩ có thể do bên thoát nước hoặc bên cơ quan, dn của TP hoặc doanh nghiệp nước ngoài hoặc trong nước có thể mua bí quyết sản xuất và chúng ta có thể bán theo quy định giá của Luật KH-CN.
Vấn đề tàu hút bùn cần đánh giá khách quan chất lượng sản phẩm - Ảnh 2
Giám đốc sở KHCN Lê Xuân Rao 
Ngoài ra, Giám đốc Sở KHCN trả lời việc cung cấp chi phí đào tạo 27 tiến sĩ  và 167 thạc sĩ không phải là nhiệm vụ của luật KH&CN. Còn sản phẩm nghiên cứu khoa học mà các TS, thạc sĩ được mời tham gia thì nên khuyến khích.

"Chúng tôi đã công khai đăng báo tuyển chọn các nhà KH nộp hồ sơ đăng ký các đề tài khoa học trên các phương tiện truyền thông. Còn về đề tài giao trực tiếp thì có những đầu bài của TP giao rộng hơn, những nội dung lâu dài, bức xúc cho hàng năm, kế hoạch hàng năm khi triển khai kế hoạch năm sau thì để phát triển kế hoạch khoa học năm sau nữa thì các nhà khoa học có thể theo dõi và đăng ký. Việc công khai ở đây là chúng tôi xem xét theo số liệu của năm thường 300 đề tài (năm 2013) nhưng xem xét chỉ 100 đề tài được tuyển chọn. Công khai thông tin đề tài ở trung tâm thông tin của sở, cục thông tin quốc gia để các nhà khoa học, trí thức tham khảo, công khai..." - Giám đốc Sở KHCN nói.

ĐB Nguyễn Đình Dương đặt câu hỏi, Sở KH&CN hiện đang thực hiện là cơ quan quản lý nhà nước, trực tiếp nhận đề tài khoa học, trực tiếp bán đề tài... vậy có tình trạng vừa đá bóng vừa thổi còi? Sở KH-CN đang đầu tư mua sắm thiết bị sản xuất đèn led,... Sở có chức năng sản xuất, đầu tư như vậy có rơi vào như trường hợp tàu hút bùn và kinh phí từ nguồn nào?

Trả lời vấn đề ĐB Dương đặt ra, Giám đốc sở KHCN xin khẳng định là chỉ có phục vụ công tác thổi còi chứ khoog có chuyện vừa thổi còi vừa đá bóng. Đồng chí nói về đầu tư cho trung tâm ở Hòa Lạc và một số dây chuyền khác có hợp lý không thì tôi xin trả lời là hoàn toàn hợp lý. Đây là một sự đột phá trong công tác KH&CN. Trong chức năng quản lý của KH&CN thì chúng ta có trung tâm nhưng không có trang thiết bị và không có đất. Khi hợp nhất về Hà Đông thì cả trung tâm công nghệ thì không có gì. Thế nên việc triển khai từ đề tài ra sản phẩm thì không thể thực hiện được. Vừa phải thực hiện đề tài khoa học vừa phải mời chuyên gia nước ngoài về cùng nghiên cứu, các công trình sư về nghiên cứu thì phải có trang thiết bị, muốn ra được sản phẩm thì thiết bị phải đồng bộ, quy mô công nghiệp. Thế nên nội dung nghiên cứu tại trung tâm này đủ mạnh để mời đội ngũ nước ngoài để phục vụ san phẩm công nghiệp, chất lượng cao. Với sản phẩm led trong chiếu sáng nông nghiệp là một sản phẩm hot trên thị trường, chúng tôi nghĩ là từ nghiên cứu ra sản phẩm thương mại thì với led chiếu sáng thì nhiều nơi làm nhưng với led chiếu sáng nông nghiệp phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai thì cần bộ phận nghiên cứu, tạo màu cho cây hoa đặc sản...

Ngoài ra, có việc nghiên cứu các chip điện tử vừa tiết kiệm cao vừa đáp ứng điều kiện phát triển xã hội thì tôi nghĩ hướng DN khoa học công nghệ là hướng phát triển của KH&CN. Với hơn 50 sản phẩm chủ lực chúng ta đang có thì còn nhiều thiết bị thuộc thị trường gia dụng  chúng ta chưa tham gia được, vì thế từ ứng dụng CN cao chúng ta sẽ có thêm nhiều sản phẩm . Chúng ta có thể vừa nghiên cứu vừa chế thử để thương mại hóa, đáp ứng cho thị trường.

Liên quan đến thắc mắc của ĐB Lan Hương về khi nào quỹ phát triển KHCN đi vào hoạt động, điều kiện để tham gia, cơ chế, mặt mạnh và chưa mạnh về lực lượng KHCN để phát triển Thủ đô, Giám đốc Sở KHCN cho biết, nhiều tỉnh, thành đã có quỹ này. Hiện Hà Nội đã ban hành thành lập Quỹ KHCN, việc xây dựng điều lệ quỹ, đề xuất giám đốc quỹ đã được tiến hành đều đang hoàn thiện để đưa quỹ này vào hoạt động. 

Về điểm mạnh và yếu của lực lượng KHCN Hà Nội, Giám đốc Sở KHCN cũng cho biết, Hà Nội có đội ngũ khoa học lớn nhưng nếu chỉ có con người không mà không có trang thiết bị thì cũng không thể làm gì được, vì vậy cần đầu tư động bộ trang thiết bị và TP cũng đang đẩy mạnh thực hiện đầu tư này.

 
Vấn đề tàu hút bùn cần đánh giá khách quan chất lượng sản phẩm - Ảnh 3
Cũng liên quan đến vấn đề KHCN, dự án tàu hút bùn, ông Lê Văn Hoạt - Phó Chủ tịch HĐND TP nêu về vấn đề máy hút bùn, qua các phiên chất vấn, chúng ta thấy từ điển hình nghiên cứu đến ứng dụng, xâu chuỗi các quá trình trả lời từ trước đến giờ thì tôi thấy: Sở KH&CN trả lời nội dung này chưa thỏa đáng, chưa nghiêm túc trong việc khẳng định trách nhiệm của mình.

Với một dự án tàu hút bùn mà đắp chiếu để mấy năm sau khi làm xong, sau khi đại biểu  HĐND phát hiện thì các đồng chí mới trả lời. Sở KH&CN có trách nhiệm phải theo sát, phải nhận định xem chúng ta có thể chuyển giao cho các đơn vị được không. "Theo tôi, chúng phải hết sức thẳng thắn nêu rõ vấn đề này. Trong nghiên cứu khoa học có thể không thành công là điều bình thường. Việc Sở khẳng định là sản phẩm thành công, nhưng tàu hút bùn lại để đắp chiếu mấy năm
chưa bao giờ thấy thừa nhận... Tôi rất mong muốn thái độ thẳng thắn, trách nhiệm của phía Sở KHCN để chúng ta thật sự xem xét đánh giá một cách khách quan chất lượng sản phẩm. Và các đại biểu HĐND rất có lý khi đòi hỏi triển khai, ứng dụng như thế nào? Tiền tiếp tục đưa vào dự án như thế thì chúng ta cần cân nhắc kỹ hơn. Cần đánh giá đúng nội dung này" - ông Hoạt nói.