Tại diễn đàn, các đại biểu cho rằng, phụ nữ - hòa bình và phát triển có sự gắn kết chặt chẽ, trong đó người phụ nữ là nhân vật trung tâm, có đóng góp quan trọng trong gìn giữ hòa bình và phát triển của mỗi quốc gia. Các đại biểu cùng nhau trao đổi, chia sẻ những kết quả mà phụ nữ trên toàn thế giới đã đạt được, những kinh nghiệm, những sáng kiến nhằm tăng cường sự hiểu biết, tình đoàn kết hữu nghị, sự hợp tác giữa các nước trong thực hiện mục tiêu bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ.
Chủ tịch Ủy ban TƯ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân chụp ảnh với các đại biểu.
|
Nhìn lại 20 năm sau Hội nghị phụ nữ thế giới ở Bắc Kinh, ở cấp độ toàn cầu đã có những tiến bộ nhất định về bình đẳng giới như: Xóa bỏ sự phân biệt đối xử trong luật pháp, tỷ lệ phụ nữ tham gia lao động ở một số khu vực tăng lên, tỷ lệ tử vong mẹ giảm 45% so với năm 1990, tỷ lệ phụ nữ tham gia quốc hội tăng gấp đôi so với năm 1995… Tuy nhiên còn tồn tại nhiều vấn đề như: Việc trả lương chưa bình đẳng, bạo lực với phụ nữ, tỷ lệ nữ tham gia đại biểu quốc hội còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng của phụ nữ.
Phát biểu tại Diễn đàn, Chủ tịch Ủy ban TƯ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân khẳng định: Trong suốt chặng đường hơn 4.000 năm lịch sử của Việt Nam, phụ nữ luôn đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của đất nước. Ngày nay, cứ 100 phụ nữ trong độ tuổi lao động từ 15 tuổi trở lên thì có hơn 70% người đang làm việc; có 6,7% lao động nữ có bằng cao đẳng và đại học trở lên. Qua nhiều thế kỷ đấu tranh không ngừng, vị thế trong xã hội của người phụ nữ ngày càng được nâng cao và ghi nhận.
Phụ nữ chiếm nhiều đỉnh cao của tri thức và khoa học. Từ 2006 đến 2014, có 811 giáo sư, phó giáo sư là nữ được công nhận, chiếm 22% tổng giáo sư, phó giáo sư của cả nước. Phụ nữ cũng giữ nhiều vị trí cao trong các cơ quan quyền lực của Việt Nam. Tại Quốc hội Việt Nam hiện nay có 24,4% đại biểu là nữ. Bình quân ở cấp HĐND tỉnh, TP có 25,17% đại biểu là nữ. Chị em phụ nữ còn tích cực tham gia công tác hội, xây dựng và phát triển hệ thống các cấp Hội phụ nữ ngày càng vững mạnh.
Thời gian qua, Việt Nam đã có nhiều chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới, khẳng định vị trí, vai trò và quyền của phụ nữ Việt Nam như: Hiến pháp năm 2013, Luật bình đẳng giới, Luật bầu cử đại biểu Quốc hội, Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020... Việt Nam cũng là thành viên tích cực trong việc thực hiện "Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ", "Cương lĩnh hành động Bắc Kinh năm 1995 về phụ nữ" và cam kết thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hiệp quốc có liên quan đến phụ nữ.
Phát biểu tại Diễn đàn, Chủ tịch Ủy ban TƯ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân khẳng định: Trong suốt chặng đường hơn 4.000 năm lịch sử của Việt Nam, phụ nữ luôn đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của đất nước. Ngày nay, cứ 100 phụ nữ trong độ tuổi lao động từ 15 tuổi trở lên thì có hơn 70% người đang làm việc; có 6,7% lao động nữ có bằng cao đẳng và đại học trở lên. Qua nhiều thế kỷ đấu tranh không ngừng, vị thế trong xã hội của người phụ nữ ngày càng được nâng cao và ghi nhận.
Phụ nữ chiếm nhiều đỉnh cao của tri thức và khoa học. Từ 2006 đến 2014, có 811 giáo sư, phó giáo sư là nữ được công nhận, chiếm 22% tổng giáo sư, phó giáo sư của cả nước. Phụ nữ cũng giữ nhiều vị trí cao trong các cơ quan quyền lực của Việt Nam. Tại Quốc hội Việt Nam hiện nay có 24,4% đại biểu là nữ. Bình quân ở cấp HĐND tỉnh, TP có 25,17% đại biểu là nữ. Chị em phụ nữ còn tích cực tham gia công tác hội, xây dựng và phát triển hệ thống các cấp Hội phụ nữ ngày càng vững mạnh.
Thời gian qua, Việt Nam đã có nhiều chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới, khẳng định vị trí, vai trò và quyền của phụ nữ Việt Nam như: Hiến pháp năm 2013, Luật bình đẳng giới, Luật bầu cử đại biểu Quốc hội, Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020... Việt Nam cũng là thành viên tích cực trong việc thực hiện "Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ", "Cương lĩnh hành động Bắc Kinh năm 1995 về phụ nữ" và cam kết thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hiệp quốc có liên quan đến phụ nữ.