Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Việt Nam sẽ dư thừa nam giới nghiêm trọng

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Tại Lễ phát động “Ngày hội chung tay hành động giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh” diễn ra ngày 17/10 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn bày tỏ những lo ngại khi tỉ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ở Việt Nam đã lên con số 112,2 bé trai trên 100 bé gái.

Kinhtedothi - Tại Lễ phát động “Ngày hội chung tay hành động giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh” diễn ra ngày 17/10 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn bày tỏ những lo ngại khi tỉ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ở Việt Nam đã lên con số 112,2 bé trai trên 100 bé gái.
Lễ kí cam kết không cung cấp thực hiện dịch vụ sàng lọc giới tính thai nhi
Lễ kí cam kết không cung cấp thực hiện dịch vụ sàng lọc giới tính thai nhi
Nếu không can thiệp kịp thời, dự tính đến năm 2050 Việt Nam sẽ phải đối mặt với tình trạng dư thừa 2,3 - 4,3 triệu nam giới không tìm được vợ để kết hôn.
Tại Việt Nam, MCBGTKS ngày càng tăng. Năm 2000, tỉ lệ này là 106,2 bé trai/100 bé gái thì đến năm 2014 con số này đẵ tăng lên 112,2 bé trai/100 bé gái. Đáng nói, 55/63 tỉnh thành có tỷ số giới tính khi sinh cao trên 108 bé trai/100 bé gái.

Với tốc độ chênh lệch giới tính ngày càng gia tăng, nếu không có những biện pháp can thiệp kịp thời, dự tính đến năm 2050 Việt Nam sẽ phải đối mặt với tình trạng dư thừa 2,3 - 4,3 triệu nam giới không tìm được vợ để kết hôn. Tình trạng thừa nam, thiếu nữ còn gây ra các hậu quả về lâu dài và nghiêm trọng, như việc thiếu phụ nữ sẽ làm gia tăng áp lực buộc các em gái phải kết hôn sớm hơn và có thể bỏ học để lập gia đình. Có thể có sự gia tăng về nhu cầu mại dâm, dẫn đến việc gia tăng đường dây buôn bán phụ nữ.

Lễ phát động “Ngày hội chung tay hành động giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh” với chủ đề “Không phân biệt giới, không lựa chọn giới tính thai nhi” nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về nguyên nhân và hậu quả của việc lựa chọn giới tính thai nhi, kêu gọi sự chung tay chấm dứt hiện tượng MCBGTKS; hướng tới mục tiêu quyền con người để xóa bỏ bất bình đẳng giới, đảm bảo nhân phẩm và các quyền con người của mỗi cá nhân, phụ nữ, trẻ em.

Tại ngày hội, 9 tỉnh thành cũng tham gia kí cam kết không cung cấp thực hiện dịch vụ sàng lọc giới tính thai nhi.

Trước đó, cũng trong chiến dịch này, từ ngày 1/10 đến ngày 30/11, Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình phối hợp với UNFPA tổ chức cuộc thi kể chuyện bằng hình ảnh “Con gái thật tuyệt” trên mạng xã hội nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ của cộng đồng về vai trò, giá trị của con gái trong gia đình và xã hội.