Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

VN-Index tăng điểm phiên cuối năm, vượt đỉnh 980 điểm

Hà Lâm
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Kết thúc phiên sáng cuối cùng của thị trường chứng khoán năm 2017, các chỉ số đi theo chiều hướng tích cực. Sắc xanh ở nhiều cổ phiếu trụ cột trên thị trường đã được nới rộng đáng kể.

Tạm dừng phiên sáng, VN-Index tăng 5,75 điểm (0,59%) lên 982,47 điểm. Toàn sàn có 139 mã tăng, 126 mã giảm và 74 mã đứng giá. HNX-Index tăng 0,36 điểm (0,31%) lên 116,77 điểm. Toàn sàn có 64 mã tăng, 89 mã giảm và 206 mã đứng giá. Tổng khối lượng giao dịch đạt 144 triệu cổ phiếu, tương ứng tổng giá trị đạt hơn 4.100 tỷ đồng, trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp gần 1.100 tỷ đồng.
Ảnh mang tính chất minh họa. Nguồn: Internet.
Tăng đáng kể nhất là nhóm chứng khoán với các mã như SSI, VND, VCI, SHS… SSI tăng 450 đồng (1,57%) lên 29.100 đồng/CP và khớp lệnh 5,4 triệu cổ phiếu. VND tăng 550 đồng (2,11%) lên 26.650 đồng/CP và khớp lệnh 1 triệu cổ phiếu.
Bên cạnh đó, hàng loạt các cổ phiếu vốn hóa lớn khác như VNM, PLX, HPG, VCG… cũng đều tăng giá mạnh. VNM tăng 4.800 đồng (2,34%) lên 210.000 đồng/CP. PLX tăng 1.000 đồng (1,35%) lên 75.000 đồng/CP. HSG tăng 550 đồng (2,28%) lên 24.650 đồng/CP và khớp lệnh 2 triệu cổ phiếu.
Với các mã ngân hàng, BID, VPB, VCB, ACB và SHB duy trì đsắc xanh. VPB tăng 500 đồng (1,23%) lên 41.000 đồng/CP.BID tăng 400 đồng (1,62%) lên 25.150 đồng/CP và khớp lệnh 1,1 triệu cổ phiếu.
Trước đó, sự kiện VN-Index trở lại vùng 970 điểm sau tròn 1 thập kỷ hàn gắn tổn thương từ khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 cũng được CLB Nhà báo chứng khoán bình chọn là một trong 10 sự kiện tiêu biểu. Thị trường chứng khoán Việt Nam bắt đầu chịu các tác động trực tiếp từ khủng hoảng tài chính thế giới từ năm 2008 khi dòng vốn đầu tư nước ngoài ồ ạt rút ra.
Sau đúng 10 năm, ngày 4/12/2017, chỉ số VN-Index đạt đỉnh cao 970 điểm (tăng gần 46% so với ngày 30/12/2016), chính thức lấy lại toàn bộ điểm số đã mất kể từ cuối năm 2007. Mức vốn hóa thị trường đến cuối năm 2017 đạt gần 3.360 nghìn tỷ đồng, tương đương 74,6% GDP, vượt chỉ tiêu đặt ra cho năm 2020.
Ở quy mô vốn hóa này, thị trường chứng khoán Việt Nam đủ tiêu chuẩn định lượng về số doanh nghiệp vốn hóa lớn để sánh vai với các thị trường mới nổi. Tuy nhiên, việc nâng hạng từ mức thị trường cận biên lên thị trường mới nổi cần nhiều sự cải thiện về chất, đòi hỏi các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán, đặc biệt là các doanh nghiệp niêm yết và các tổ chức tài chính trung gian góp sức cùng nhà quản lý trong việc chuẩn hóa một số chính sách pháp lý, quy chuẩn kế toán, kiểm toán, công bố thông tin bằng tiếng Anh...