Trong khi hội Đức Bụt (Vĩnh Phúc), hội Phết Hiền Quan (Phú Thọ), hội đền Trần (
Lễ hội chùa Hương 2019 |
Hết thời chen nhau
Mảng màu chủ đạo trong bức tranh mùa lễ hội năm 2019 là sự tươi sáng. Trong hơn 8 nghìn lễ hội diễn ra vui tươi. Các hành vi phản cảm, bạo lực đã giảm; không còn phổ biến hiện tượng đổi tiền lẻ, đặt tiền lễ, tiền giọt dầu không đúng quy định, khấn thuê, chèo kéo khách, rút quẻ thẻ; công tác thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội được tăng cường... Đặc biệt, du khách đến với các lễ hội Gióng (Sóc Sơn), lễ hội Đền Trần (
Tại Hội nghị Sơ kết 1 năm thực hiện Nghị định 110/2018/NĐ-CP về quản lý và tổ chức lễ hội; đánh giá kết quả công tác quản lý, tổ chức lễ hội năm 2019, Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy cho biết, trong năm 2019 nhiều hạn chế từ mùa lễ hội năm 2018 đã được điều chỉnh. Đặc biệt, đối với một số lễ hội “điểm nóng” còn duy trì các tập tục, yếu tố phản cảm như chen lấn, xô đẩy, tranh cướp, bạo lực như hội Phết Hiền Quan, hội chọi trâu huyện Phù Ninh (Phú Thọ); hội chọi trâu huyện Sông Lô (Vĩnh Phúc); tục cướp chiếu tại lễ hội Đúc Bụt (thôn Phù Liễn, xã Đồng Tĩnh, Tam Dương, Vĩnh Phúc)..., Bộ VHTT&DL đã kịp thời có văn bản gửi UBND các tỉnh yêu cầu chỉ đạo, chấn chỉnh và có giải pháp khắc phục.
Nhiều ý kiến tại Hội nghị khẳng định sự chuyển biến rõ nét trong công tác quản lý, tổ chức lễ hội sau một năm thực hiện Nghị định 110. Đại diện địa phương có “điểm nóng” về lễ hội, Phó Chủ tịch UBND huyện Tam Nông Phan Văn Ngọc chia sẻ, sau một năm triển khai Nghị định, công tác quản lý và tổ chức lễ hội trên địa bàn huyện đã chuyển biến tích cực. Các lễ hội trước khi tổ chức đều có văn bản, hồ sơ đăng ký hoặc thông báo đến chính quyền được phân cấp theo quy định; thành lập BTC lễ hội, ban hành kế hoạch cụ thể... Trưởng Ban quản lý di tích lịch sử Đền Trần- Chùa Tháp (Nam Định), Ông Nguyễn Đức Bình cũng từng khẳng định: Từ khi Nghị định 110 của Chính phủ được ban hành, đã giúp các địa phương nói chung và UBND phường Lộc Vượng, Ban quản lý di tích lịch sử Đền Trần- Chùa Tháp nói riêng có sự quản lý đi vào nề nếp, bài bản hơn. Từ các cơ quan quản lý nhà nước đến các cấp chính quyền đã có một công cụ quản lý để giúp cho công tác quản lý di tích và tổ chức lễ hội được hiệu quả hơn. Chúng ta đã có một định hướng bằng công cụ pháp luật để văn hóa đi vào đời sống. Với những ý kiến của người dân, chúng ta có Nghị định để giải thích, để hướng dẫn và làm theo, như vậy, chắc chắn công tác quản lý sẽ tốt hơn. Đáp ứng đầy đủ hơn nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng của người dân khi tham gia lễ hội.
Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận, năm 2019 nhiều lễ hội đã vỡ kịch bản. Cụ thể như hội Phết Hiền Quan đã không thể tổ chức ném Phết vào ngày 13 tháng Giêng vì nguy cơ tranh cướp. Lễ hội Giằng bông cũng để lại những điều tiếng về tình trạng xô đẩy. Lễ hội đền Trần (
Bỏ ngỏ các phương án khắc phục
Đã 2 năm, Lễ hội Gióng Sóc Sơn đã duy trì được kịch bản tổ chức mới để đảm bảo an toàn, an ninh lễ hội. Người dân địa phương cũng khá đồng tình với những thay đổi trong cách thức tổ chức lễ hội, không còn tất lộc mà phát lộc. Tuy nhiên, sau một năm dừng ném phất, Ban tổ chức hội Phết Hiền Quan vẫn lúng túng tìm giải pháp cho mùa lễ hội tới.
Lễ hội giằng Bông (Sơn Đồng, Hoài Đức, Hà Nội) |
Phó Chủ tịch UBND huyện Tam Nông (Phú Thọ) Phan Văn Ngọc cho biết: Đối với việc tổ chức hội Phết Hiền Quan, UBND huyện đã chỉ đạo UBND xã Hiền Quan xây dựng kế hoạch, đề án đổi mới phần đánh phết. Nhưng từ năm 2016-2019, nội dung này vẫn liên tục bị “vỡ trận” mặc dù đã có nhiều phương án được đưa ra. Cảnh tượng hỗn loạn, chen lấn, xô đẩy, giẫm đạp lên nhau gây phản cảm, mất an ninh trật tự, vi phạm quy định tại Nghị định 110 vẫn diễn ra. “Mùa lễ hội 2020, chúng tôi vẫn chưa chốt được phương án cuối cùng để khắc phục được những phản cảm, hạn chế này” - ông Ngọc thông tin. Những nan giải ở lễ hội Hiền Quan có thể nói là một trong những bài toán phức tạp nhất đang đặt ra đối với công tác quản lý, tổ chức lễ hội hiện nay.
Không chỉ có hội Phết Hiền Quan, mà năm 2020 kịch bản nào cho lễ hội Cầu Trâu Phong Nha cũng là vấn đề đáng lo ngại. Với chu kỳ 5 năm tổ chức 1 lần, lễ hội Cầu Trâu đã từng khiến dư luận phản ứng vì hình ảnh máu me, man rợ. Ban tổ chức lễ hội đã từng bàn thảo với các nhà quản lý tìm giải pháp mới. Giải pháp mà GS Lê Hồng Lý đưa ra là nghi thức đập đầu trâu thật nên làm thành biểu tượng qua một nghi lễ mô tả lại hành động này như điệu múa, trò diễn…sau đó trâu vẫn được giết thịt và đầu trâu được đem vào ban thờ tế thần. Nhiều chuyên gia khác cũng đồng tình với giải pháp không tổ chức nghi thức đập trâu mà thay bằng hình thức hiến tế khác, bảo đảm tính trang trọng và không mang yếu tố phản cảm, bạo lực. Nhưng liệu cơ quan quản lý và người dân có tìm được tiếng nói chung, hay kịch bản lại lặp lại giống lễ hội Phết Hiền Quan năm 2019, vẫn còn là câu hỏi còn bỏ ngỏ.
Lễ hội là di sản văn hóa độc đáo của người Việt dịp đầu Xuân. Không thể vì một vài lễ hội phản cảm mà bài trừ, làm mất đi giá trị văn hóa tốt đẹp. Chính vì vậy, giữ cho mùa hội vui tươi không chỉ là trách nhiệm của cơ quan quản lý mà còn của cả những người dân đi hội. Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy Bộ VHTT&DL nhấn mạnh: Mùa lễ hội tới, kiên quyết không để xảy ra các hành vi chen lấn, tranh cướp, mê tín dị đoan, cờ bạc trá hình, các hiện tượng thiếu văn minh trong lễ hội. Đặc biệt, cần xây dựng các giải pháp khắc phục hiện tượng lợi dụng tổ chức lễ hội nhằm trục lợi, các biểu hiện thương mại hóa lễ hội...
“Nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý và tổ chức lễ hội trong năm 2020, giải pháp quan trọng đầu tiên là tiếp tục triển khai nghiêm túc, hiệu quả các văn bản quản lý, đặc biệt là Nghị định 110 của Thủ tướng Chính Phủ. Ngoài ra, các cơ quan quản lý cần chú trọng giải pháp tuyên truyền đối với chủ thể văn hóa và công chúng về bảo vệ, phát huy các giá trị tốt đẹp của lễ hội, việc thực hiện nếp sống văn minh khi thực hành và tham gia lễ hội; đẩy mạnh vai trò truyền thông của báo chí trong việc giới thiệu nguồn gốc, nhận diện giá trị của lễ hội, di tích, định hướng những hành vi ứng xử văn hóa khi tham gia lễ hội” – Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Trịnh Thị Thủy. |