KTĐT - Theo Quy hoạch, Tây Ninh phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2011-2015 khoảng 14,5-15%. Trong đó, nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng bình quân 6-6,2%, công nghiệp và xây dựng tăng bình quân khoảng 21-21,5%, khu vực dịch vụ khoảng 14,5-15%. GDP bình quân đầu người tính theo giá hiện hành đạt 2.852 USD/người năm 2015.
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tây Ninh đến năm 2020 với mục tiêu GDP bình quân đầu người tính theo giá thực tế đạt 4.800 USD/người vào năm 2020 (tính theo giá so sánh năm 1994).
Mục tiêu tổng quát được đặt ra là xây dựng Tây Ninh cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp vào năm 2020 với hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tương đối hiện đại và đồng bộ, gắn liền với sự phát triển kết cấu hạ tầng của Vùng đô thị thành phố Hồ Chí Minh và toàn Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
2011-2015, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 14,5-15%
Theo Quy hoạch, Tây Ninh phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2011-2015 khoảng 14,5-15%. Trong đó, nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng bình quân 6-6,2%, công nghiệp và xây dựng tăng bình quân khoảng 21-21,5%, khu vực dịch vụ khoảng 14,5-15%. GDP bình quân đầu người tính theo giá hiện hành đạt 2.852 USD/người năm 2015.
Sang đến giai đoạn 2016 - 2020, phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP bình quân khoảng 15,5-16%. Giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân hàng năm đạt 23 -25% vào giai đoạn 2011 - 2020.
Tập trung phát triển 8 ngành công nghiệp
Về công nghiệp, tỉnh phấn đấu tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân hàng năm giai đoạn 2011 - 2015 đạt 21 - 22%, giai đoạn 2016 - 2020 đạt 20 - 21%.
Cơ cấu ngành công nghiệp chuyển dịch theo hướng tập trung phát triển 8 ngành công nghiệp chủ yếu sau: 1- Khai thác và chế biến khoáng sản; 2- Chế biến lương thực, thực phẩm; 3- Chế biến gỗ, giấy; 4- Sản xuất vật liệu xây dựng; 5- Hóa chất, dược phẩm; 6- Dệt may, da giày; 7- Cơ khí, gia công kim loại; 8- Sản xuất và phân phối điện nước.
Từ nay đến 2020, tỉnh Tây Ninh sẽ ưu tiên nghiên cứu đầu tư 56 Dự án, trong đó có 8 dự án do Trung ương đầu tư (như Dự án Quốc lộ 22, 14C, 14, Đường Hồ Chí Minh..); 18 dự án do địa phương quản lý (gồm 6 dự án đường tỉnh, 3 đường vành đai, xây dựng các khu dân cư biên giới...) và 30 dự án cơ sở hạ tầng sản xuất kinh doanh kêu gọi đầu tư (như Dự án hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài, Xa Mát; Dự án phát triển du lịch sinh thái hồ Dầu Tiếng...).