Chỉ 20% DN đầu tư xây dựng thương hiệu
Số liệu của Ban Chỉ đạo cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" cho thấy, sau 9 năm thực hiện, các DN đã tích cực hưởng ứng cuộc vận động, đầu tư nâng cao chất lượng hàng hóa, đa dạng mẫu mã sản phẩm… Đến nay, hàng Việt đã có chỗ đứng nhất định trong các cơ sở phân phối tại hơn 9.000 điểm bình ổn thị trường và trên 90% hàng sản xuất trong nước. Tại Hà Nội, hàng Việt Nam chất lượng cao phủ sóng trên nhiều kênh phân phối đã tạo được niềm tin từ người tiêu dùng; hiện đa số hệ thống phân phối lớn như Hapro, Vinmart, Big C... đều có tỷ lệ hàng Việt từ 65 - 95%.
Mặc dù đạt được những chuyển biến tích cực nhưng hiện nay, hàng Việt chưa có nhiều thương hiệu được người tiêu dùng trong nước và quốc tế biết đến. Kết quả khảo sát hơn 500 DN của Bộ Công Thương cho thấy, ấn tượng của họ về hình ảnh biểu trưng cho sản phẩm hàng hóa Việt Nam còn mờ nhạt. Nguyên nhân chính là do chỉ có 20% DN đầu tư xây dựng thương hiệu và các DN chỉ chú trọng đăng ký tại thị trường trong nước, chưa đăng ký tại thị trường nước ngoài. Điều này khiến nhiều thương hiệu Việt Nam đã được người tiêu dùng thế giới biết đến như cà phê Trung Nguyên, giày dép Biti’s... đã bị chiếm đoạt thương hiệu tại thị trường nước ngoài, gây tổn thất lớn trong việc mở rộng thị trường và cạnh tranh với hàng ngoại nhập.
Tại Diễn đàn Thương hiệu Việt Nam do Bộ Công Thương vừa tổ chức, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế T.Ư (CIEM) Võ Trí Thành nhìn nhận, Chương trình Thương hiệu quốc gia đã kéo dài 16 năm nhưng thực chất con số ấy chỉ bằng một nửa tiến trình đổi mới cải cách của Việt Nam. Điều đó cho thấy, chúng ta có phần chậm trễ trong nhìn nhận vấn đề xây dựng thương hiệu quốc gia nên trên các phương tiện thông tin đại chúng rất hiếm khi xuất hiện logo giá trị Việt.Cần giải pháp cụ thểTổng Giám đốc Tổng Công ty Thương mại Hà Nội Vũ Thanh Sơn cho biết, không phải DN lãng quên việc xây dựng nhãn hiệu hàng hóa mà tiềm lực tài chính của DN còn hạn chế khiến việc tạo lập, quảng bá thương hiệu gặp nhiều khó khăn. Để khắc phục bất cập này, DN mong muốn các cơ quan quản lý hỗ trợ trong quá trình xây dựng thương hiệu theo hướng đưa ra thêm những cơ chế, chính sách hiệu quả bảo vệ hàng hóa trong nước. Hệ thống văn bản pháp luật cần hoàn thiện hơn, nhằm giúp DN có môi trường kinh doanh bình đẳng với hàng nhập khẩu. Ngoài ra, cơ quan chức năng cần xử lý nghiêm những hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, thương hiệu.Trước ý kiến của các DN, Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) Vũ Bá Phú cho hay: Năm 2018, Bộ Công Thương tổ chức bình chọn sản phẩm Thương hiệu quốc gia, qua đó tạo điều kiện cho DN quảng bá thương hiệu. Ngoài ra, mới đây Chính phủ giao Bộ Công Thương thực hiện Đề án xây dựng thương hiệu cho ngành hàng thực phẩm, qua đó tạo hành lang pháp lý, hỗ trợ DN trong xây dựng thương hiệu sản phẩm nông sản, thực phẩm. Sắp tới, với sự hỗ trợ từ Hàn Quốc, Trung tâm bao bì sản phẩm Việt - Hàn sẽ được xây dựng với mục tiêu thiết kế bao bì sản phẩm bắt mắt hơn, phù hợp với thị hiếu khách hàng, nâng cao giá trị sản phẩm.Nhằm hỗ trợ DN xây dựng thương hiệu, UBND TP Hà Nội đã ban hành Công văn số 3802/UBND-KT về việc triển khai Chương trình Hỗ trợ các DN trên địa bàn TP Hà Nội xây dựng và phát triển thương hiệu. Cụ thể, đào tạo, tập huấn kiến thức về xây dựng và quảng bá thương hiệu; hỗ trợ đặt tên thương hiệu; thiết kế biểu tượng hoặc hệ thống các dấu hiệu nhận biết thương hiệu tương ứng cho các thương hiệu DN, hoặc thương hiệu sản phẩm. Hỗ trợ tư vấn cho DN về chiến lược xây dựng và phát triển, quảng bá thương hiệu.Tuy nhiên, bên cạnh việc cơ quan quản lý triển khai hoạt động hỗ trợ DN xây dựng và quảng bá thương hiệu, DN cũng cần nâng cao năng lực cạnh tranh, đầu tư nâng cấp đổi mới công nghệ, tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, mẫu mã đẹp, giá rẻ phù hợp với từng phân khúc thị trường, nhằm tạo ra hình ảnh đẹp về thương hiệu sản phẩm. Bởi đây là một trong những yếu tố quyết định vị thế của DN và góp phần quan trọng vào hiệu quả nâng cao năng lực cạnh tranh.
"Hiện trong cơ cấu DN Việt Nam, có đến 90% là DN vừa và nhỏ, thậm chí nhiều DN siêu nhỏ nên mặc dù DN rất muốn xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của mình, nhưng “lực bất tòng tâm” - ông Sơn nói." - Tổng Giám đốc Tổng Công ty Thương mại Hà Nội Vũ Thanh Sơn |