Có được như vậy là do DN đã đẩy mạnh nội địa hóa nên giá bán rẻ hơn hàng ngoại nhập, nhưng chất lượng không thua kém.
Đẩy mạnh nội địa hóaKhảo sát của phóng viên báo Kinh tế & Đô thị cho thấy, 90% các loại xe đạp, xe máy điện được bày bán trên thị trường chủ yếu là sản phẩm của các DN, cơ sở sản xuất tại Việt Nam lắp ráp… Hiện trên thị trường đang có mặt nhiều nhãn hiệu xe đạp điện với nhiều kiểu dáng và giá cả khác nhau. Mức giá phổ biến của xe mang nhãn hiệu nội dao động từ 8 - 10 triệu đồng/chiếc; xe nhập khẩu 11 - 15 triệu đồng/chiếc nhưng chất lượng cũng chỉ tương đương hàng nội.Sản xuất xe đạp điện PEGA tại Khu công nghiệp Song Khê - Nội Hoàng (Yên Dũng - Bắc Giang). Ảnh: Hoài |
Bà Lê Thị Lan Hương - Giám đốc điều hành nhãn hiệu xe đạp điện PEGA (trước đây là nhãn hiệu Hkbike) cho biết: Để có thể đưa ra thị trường sản phẩm xe đạp, xe máy điện chất lượng tương đương hàng ngoại nhập, giá bán rẻ hơn đòi hỏi DN phải nội địa hóa sản phẩm. Để làm được điều này, trong thời gian qua DN đã đầu tư dây chuyền sản xuất hiện đại, đồng thời phối hợp với hơn 10 DN sản xuất 50 loại linh kiện, trong đó tập trung vào nội địa hóa các thành phần chính mang tính cơ khí của xe như khung, vành, vỏ nhựa… Đến nay, nếu tính theo số lượng linh kiện thì tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm xe điện PEGA là 35% nhưng tính theo giá trị có thể đạt 85%. “Việc nâng cao tỷ lệ nội địa hóa đã giúp Công ty dễ dàng kiểm soát chất lượng và chủ động sản lượng theo nhu cầu của thị trường” - bà Lê Thị Lan Hương nói.
Thực tế cho thấy, trong thời gian qua nhiều DN Việt Nam đã đẩy mạnh đầu tư dây chuyền sản xuất, qua đó nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, hạ giá thành sản phẩm xe đạp, xe máy điện. Theo ông Nguyễn Hữu Sơn - Phó Chủ tịch Hiệp hội Ô tô Xe máy Xe đạp Việt Nam: Ngay từ năm 2009, để chuẩn bị tốt hơn cho hàng Việt cạnh tranh với hàng ngoại nhập, Công ty CP Thống Nhất Hà Nội đã đầu tư 2 triệu USD mua các thiết bị công nghệ từ châu Âu, Nhật, Đài Loan (Trung Quốc). Qua đó đưa vào hoạt động dây chuyền sản xuất hoàn chỉnh từ chế tạo khung, linh kiện đến lắp ráp thành phẩm, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa và giảm giá thành sản phẩm.Xe nhập lậu gắn mác “made in Việt Nam”Cũng trong thời gian qua, lực lượng chức năng đã phát hiện và xử lý rất nhiều vụ “tuồn” xe đạp điện, xe máy điện do nước ngoài sản xuất nhập lậu vào Việt Nam và gắn nhãn mác “made in Việt Nam”. Theo ông Hồ Quang Thái - Phó Chánh Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả Quốc gia (BCĐ 389), các sản phẩm giả, nhái thường đi theo con đường nhập lậu vào Việt Nam, sau đó giả nhãn hiệu của những hãng xe điện có uy tín sản xuất trong nước. “Xe đạp điện giả nhãn hiệu Việt Nam thường được nhập lậu từ Trung Quốc về, sau đó được phù phép bằng việc làm giả các giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa; hoặc nhập lậu linh kiện Trung Quốc về Việt Nam lắp ráp, dán nhãn Việt Nam…” - ông Thái cho hay.Thực tế cho thấy, sản phẩm xe điện nhập lậu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ và chứng nhận chất lượng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ cháy nổ, gây nguy hiểm cho người sử dụng. Nhằm ngăn chặn tình trạng nhập lậu xe đạp điện nhái nhãn mác, thương hiệu Việt, qua đó bảo vệ DN trong nước và quyền lợi người tiêu dùng, Ban chỉ đạo 389 quốc gia đã ban hành công văn yêu cầu lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, xử lý hành vi buôn lậu, gian lận thương mại trong nhập khẩu xe và linh kiện lắp ráp xe hai bánh chạy điện. Đồng thời Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) cũng yêu cầu các đơn vị tổ chức nghiêm túc, kịp thời chỉ đạo, xử lý nghiêm cán bộ, công chức có hành vi tiếp tay, bao che cho hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép, gian lận trong việc nhập khẩu linh kiện, xe máy điện.Tuy nhiên, để có thể ngăn chặn tình trạng sản xuất xe đạp điện giả nhãn mác hàng Việt, bên cạnh sự chỉ đạo và động thái quyết liệt trong kiểm tra, ngăn chặn hàng giả, hàng nhập lậu của lực lượng chức năng còn đòi hỏi người tiêu dùng nói không với hàng giả, hàng nhập lậu khi mua sắm phương tiện này.Hiện trên thị trường, giá bán xe đạp điện, xe máy điện không hề rẻ, đặc biệt sản phẩm nội đã chiếm được lòng tin người tiêu dùng, vì vậy khi hợp thức hóa được sản phẩm nhập lậu thành hàng Việt Nam, các đối tượng buôn lậu thu lợi nhuận rất cao. Ông Chu Xuân Kiên Chi Cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội |