Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Xuất bản lịch theo nhóm

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Do không nắm vững nhu cầu và không quản lý được số lượng in của đối tác liên kết nên đã dẫn tới khủng hoảng thừa (như vụ lịch năm 2007, in tới 17,2 triệu bản, trong khi nhu cầu thực chỉ 14-16 triệu bản).

KTĐT - Do không nắm vững nhu cầu và không quản lý được số lượng in của đối tác liên kết nên đã dẫn tới khủng hoảng thừa (như vụ lịch năm 2007, in tới 17,2 triệu bản, trong khi nhu cầu thực chỉ 14-16 triệu bản). Nguyên do căn bản là các NXB không quản lý được số lượng in của đối tác liên kết. Ngoài ra, việc in lậu, in nối bản cũng dễ dàng xảy ra do lịch được in nhiều nơi, do nhiều đối tác đặt hàng.

Sau 4 năm “mạnh ai nấy đi”, năm nay, đa số các nhà xuất bản ( 55/60) đã liên kết làm lịch theo nhóm, nhằm giúp thị trường lịch đi vào ổn định.

Bất cập của sự “bung ra”

Theo đánh giá của Hội Xuất bản VN, qua 4 năm thực hiện chủ trương “xã hội hóa” xuất bản lịch bloc, đã bộc lộ nhiều bất cập của việc “bung ra”. Việc đăng ký kế hoạch xuất bản lịch bloc đã không dựa vào nhu cầu xã hội và khả năng của các nhà xuất bản (NXB). Số lượng đăng ký hằng năm từ 60 đến 100 triệu bản lịch (thực chất là đăng ký ảo) gây ồn ào trong dư luận xã hội, ít nhiều ảnh hưởng đến tâm lý của chính các đơn vị xuất bản.

Do không nắm vững nhu cầu và không quản lý được số lượng in của đối tác liên kết nên đã dẫn tới khủng hoảng thừa (như vụ lịch năm 2007, in tới 17,2 triệu bản, trong khi nhu cầu thực chỉ 14-16 triệu bản). Nguyên do căn bản là các NXB không quản lý được số lượng in của đối tác liên kết. Ngoài ra, việc in lậu, in nối bản cũng dễ dàng xảy ra do lịch được in nhiều nơi, do nhiều đối tác đặt hàng.

Một số sai sót về thông tin in trên lịch đã xảy ra, thậm chí nhiều trường hợp còn thiếu căn cứ khoa học hoặc thông tin cũ, lạc hậu, chủ yếu xảy ra với các loại lịch bloc liên kết. Các NXB chưa chú trọng đầu tư (kể cả nội dung, mẫu mã) cho loại lịch dành cho đông người tiêu dùng như lịch tiểu, lịch trung mà chỉ tập trung vào các mẫu lịch có lợi nhuận cao như: lịch siêu đại, cực đại…. Điều này dẫn đến mất cân bằng về chủng loại.

Về khâu phát hành, vẫn tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn, đô thị, nơi đông dân cư nên một số vùng sâu, vùng xa, hải đảo thiếu lịch bloc. Đặc biệt, chiết khấu lịch bloc không đồng nhất, thậm chí quá cao, có lúc tới 60-70%, tạo ra cuộc cạnh tranh khốc liệt, ảnh hưởng đến lợi nhuận của các NXB.

Trong khi đó, ngay người tiêu dùng cũng không được hưởng lợi từ việc này vì giá bản lẻ vẫn giữ nguyên. Một số lịch bloc in tiếng dân tộc thiểu số không được xuất bản so với trước khi xã hội hóa, không đáp ứng được nhu cầu sử dụng của đồng bào dân tộc thiểu số.

Xuất bản lịch theo nhóm

Từ nhiều bất cập trên mà mùa lịch năm 2011 này, 55 NXB đã thỏa thuận xuất bản lịch theo nhóm. Bốn nhóm lịch được hình thành bao gồm các nhóm trưởng là các NXB: Chính trị quốc gia, Thời đại, Khoa học kỹ thuật và Nông nghiệp. “Khi liên kết làm lịch, những NXB có tiềm lực lớn sẽ bổ sung vốn cho các NXB nhỏ, giúp họ không chỉ nâng cao chất lượng, mẫu mã mà còn có điều kiện làm công tác xã hội như tặng lịch đồng bào dân tộc thiểu số hay đồn biên phòng” - một vị lãnh đạo của Cục Xuất bản đánh giá.

Về số lượng lịch, các NXB thống nhất ấn hành 16,2 triệu bản. Con số này được tính trên căn cứ về dân số, số hộ gia đình VN và thực tế số lịch bloc xuất bản những năm qua được chia đều cho các NXB. Để bảo đảm kiểm soát số lượng, chống việc in lậu, các NXB dán tem chống giả do Cục Xuất bản ban hành.

55 NXB đã chọn Tổng công ty Sách VN (SAVINA) làm tổng đại lý phát hành. Trao đổi với chúng tôi, ông Phạm Quý Thế - Trưởng Phòng Văn hóa phẩm SAVINA cho biết: “Cho đến nay, chúng tôi đã phát hành lịch tới gần 60 tỉnh, thành trong cả nước với số lượng hàng triệu bản. Hơn 95% cơ cấu hàng là các loại lịch phổ thông, phục vụ đồng bào nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Trong đó, có hàng chục ngàn bloc tiếng Thái...”.

Tại Trung tâm phát hành lịch của SAVINA, 44 Tràng Tiền, Hà Nội, đang giới thiệu nhiều mẫu lịch đẹp, như bộ lịch tranh dân gian của nhóm NXB Chính trị quốc gia, lịch “văn minh nhân loại” của nhóm NXB Nông nghiệp, bộ lịch siêu cực đại “Thăng Long- Hà Nội” của nhóm NXB Khoa học kỹ thuật...

Giá cả các loại lịch năm nay, thấp nhất là lịch bloc tiểu giá 6 nghìn đồng, tiếp đến bloc trung pơ-luya giá 12.000 đồng, bloc trung hai màu 20 nghìn đồng... Loại lịch khổ to, như bloc khổ 21x42 cm của nhóm lịch NXB Tài chính, giá 260.000 đồng; bloc khổ 25x 45 cm của nhóm NXB Khoa học kỹ thuật giá 297.000 đồng... Và cao nhất là bloc khổ 40 x60 cm, nặng tới... 7kg, của nhóm lịch NXB Văn hóa - Thông tin và Giáo dục có giá 600.000 đồng.