Những dấu ấn đó đã góp phần đưa Thủ đô vượt mọi khó khăn, bứt phá, trở thành một trong những địa phương có tốc độ tăng trưởng cao, năng động, xứng đáng với vị thế đầu tàu của cả nước.
Một góc khu Nhân Chính. |
1. Thành ủy đã tham mưu cho Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 11 về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô giai đoạn 2011 – 2020; TP đã tham mưu để Chính phủ phê duyệt đồng bộ Chiến lược, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô; Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050; Quốc hội thông qua Luật Thủ đô và chính thức có hiệu lực; 9 chương trình và nhiều đề án công tác lớn của Thành ủy khóa XV..., đây là những căn cứ pháp lý quan trọng giúp cho Hà Nội phát huy các thế mạnh trong quá trình phát triển.
Sản xuất thiết bị điện tử tại Công ty TNHH Panasonic Việt Nam (Khu công nghiệp Thăng Long).
Cơ giới hóa trong thu hoạch lúa tại xã Kim Chung, huyện Đông Anh. |
3. Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn 5 năm đạt trên 1 triệu 400 ngàn tỷ đồng, tăng gấp gần 2 lần giai đoạn 2006 - 2010. Đặc biệt, tỷ trọng vốn đầu tư của Nhà nước giảm dần, trong khi vốn từ khu vực tư nhân tăng lên, chứng tỏ hiệu quả của chủ trương đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động đầu tư. Cùng thời gian trên, Hà Nội thu hút hơn 1.500 dự án đầu tư nước ngoài, với tổng vốn đăng ký 5,2 tỷ USD; riêng vốn thực hiện đạt 71%. Ngoài ra, Hà Nội cũng là địa phương đi đầu cả nước về kết quả thu ngân sách, được Chính phủ ghi nhận là luôn “đạt và vượt dự toán Chính phủ giao”.
Giải quyết thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa UBND quận Long Biên. |
4. Hà Nội đã có sự chuyển mình mạnh mẽ, diện mạo đô thị và nông thôn đã có nhiều chuyển biến tích cực. Hệ thống hạ tầng khung giao thông đang ngày càng hoàn thiện với những công trình đã đưa vào sử dụng và đang hình thành trên địa bàn TP như Cầu Nhật Tân, đường Võ Nguyên Giáp, Võ Chí Công, đường Vành đai 3 trên cao, Nhà ga T2 - Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, các tuyến đường cao tốc nối Hà Nội với Hải Phòng, Thái Nguyên, Lào Cai; cầu Vĩnh Thịnh; tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông… TP đã nỗ lực rất lớn, hoàn thành các đoạn khó khăn của tuyến đường Vành đai 1, 2, 2.5, 3, 3.5; hoàn thành các tuyến đường chính kết nối trong nội đô như Văn Cao - Hồ Tây, Cát Linh - La Thành, La Thành - Thái Hà - Láng, đường Tôn Thất Tùng kéo dài, đường Trần Phú - Kim Mã. 7 cầu vượt giải quyết ùn tắc tại các nút giao thông trọng điểm, 9 cầu vượt bộ hành cũng đã được hoàn thành, khắc phục đáng kể tình trạng UTGT (giải quyết 55/77 điểm ùn tắc). TP có thêm cầu Đông Trù, cầu Phù Đổng 2 và đã cải tạo xây dựng mới 14 cầu yếu trên địa bàn, đồng thời triển khai khắc phục 36 cây cầu khác…
Thực hiện nội soi cho một bệnh nhân tại Bệnh viện Tim Hà Nội. |
5. Trong 5 năm, TP đã huy động bình quân khoảng 5.800 tỷ đồng/năm cho đầu tư xây dựng nông thôn mới. Hà Nội được T.Ư đánh giá là đã có những chủ trương hợp lòng dân, vì Nhân dân, bà con nông dân đã không tiếc lợi ích riêng, tự nguyện hiến đất, đóng góp tiền bạc để góp phần xây dựng nông thôn mới. Nguồn lực to lớn từ con người và của cải này đã làm thay đổi diện mạo nông thôn Hà Nội, đặc biệt là những thay đổi về hệ thống giao thông. Đến cuối năm 2015, toàn TP có 166/386 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 43% tổng số xã (cả nước đạt 20%). Việc dồn điền, đổi thửa đạt trên 97% những diện tích có thể dồn điền đổi thửa, tạo tiền đề phát triển sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, thâm canh tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn tiếp tục tăng lên, năm 2015 ước đạt 33 triệu đồng/người/năm, gấp 2 lần so với năm 2011. Tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn giảm từ 11,2% năm 2011 xuống còn khoảng 2% năm 2015.
Các đại biểu tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 Mạng lưới các TP lớn châu Á thế kỷ XXI tại Hà Nội. |
6. Bằng Chương trình số 08-CTr/TU ngày 18/10/2011 của Thành ủy Hà Nội về "Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao trách nhiệm và chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2011 - 2015", đến nay, 100% các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn đã thực hiện giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa; 100% các quận, huyện, thị xã đã xây dựng “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” theo hướng hiện đại; 94% số lượng thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các cấp được thực hiện thông qua cơ chế một cửa, một cửa liên thông. TP Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước chủ động xây dựng và triển khai Đề án “Thí điểm thực hiện cơ chế một cửa trong việc cung cấp dịch vụ công tại một số DN Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc TP”, coi đây là một trong những giải pháp đột phá trong công tác CCHC. Hà Nội luôn đứng trong tốp các tỉnh, thành dẫn đầu về chỉ số cải cách hành chính, hiện Hà Nội xếp thứ 5 trên 63 tỉnh, TP. 7. Giai đoạn 2011 - 2015, TP đã đầu tư trên 3.068 tỷ đồng từ ngân sách để cải tạo, nâng cấp, mua sắm trang thiết bị cho 49 dự án của 37 bệnh viện trên địa bàn. Chất lượng khám, chữa bệnh được nâng lên; đã thực hiện thành công một số kỹ thuật mới. Hiện, Hà Nội có 100% số xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế; tỷ lệ bác sỹ/1 vạn dân tăng lên 11,5; số giường bệnh/1 vạn dân tăng lên 21,3.
Các học viên tại lớp bồi dưỡng dự nguồn cán bộ lãnh đạo TP. |
8. Hà Nội dẫn đầu cả nước về các tiêu chí: Quy mô giáo dục, mạng lưới trường lớp và chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục mũi nhọn, số học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế. TP có 50% trường đạt chuẩn quốc gia; hoàn thành xóa phòng học tạm và phòng học nhà cấp 4; 100% quận, huyện đã đạt chuẩn phổ cập mầm non 5 tuổi (vượt trước 2 năm so với toàn quốc), phổ cập THCS đạt 99,36%, phổ cập THPT đạt 90%. Hà Nội cũng là một trong số ít địa phương đã xây dựng và triển khai thực hiện 4 đề án nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực khoa học và công nghệ; xây dựng cơ chế đào tạo, sử dụng đội ngũ trí thức, nhân lực có trình độ cao, tay nghề cao, Việt kiều và chuyên gia nước ngoài.
9. Đến nay, Hà Nội có quan hệ hữu nghị, hợp tác với hơn 100 Thủ đô, TP của các nước; là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế có uy tín trên thế giới. Nhiều cam kết hợp tác song phương, đa phương được ký kết và triển khai có hiệu quả. Quan hệ hữu nghị, hợp tác với các đối tác được củng cố và tăng cường; kinh tế đối ngoại tiếp tục phát triển. Hà Nội đã phối hợp tổ chức thành công nhiều sự kiện quốc tế, trong đó có IPU -132, để lại ấn tượng rất tốt trong lòng bạn bè quốc tế. 10. Thành ủy đã xây dựng Đề án 06-ĐA/TU đồng bộ mô hình tổ chức hệ thống chính trị ở khu dân cư, tổ dân phố, thôn, làng. Đây là vấn đề tồn tại từ nhiều nhiệm kỳ trước và đã được thực hiện thành công trong nhiệm kỳ này. Hà Nội đã có sáng kiến xây dựng Đề án số 07-ĐA/TU về đào tạo cán bộ nguồn đến năm 2020. Đến nay, TP đã tổ chức thành công 12 lớp cán bộ nguồn với sự chặt chẽ, khoa học từ khâu tuyển chọn đến quá trình theo dõi, đánh giá từng học viên. Đây là một đề án cho thấy tầm nhìn chiến lược về công tác cán bộ. Với các biện pháp tập trung vào xây dựng hệ thống chính trị, 5 năm qua, đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức, Đảng bộ, chính quyền TP đã vững tay "chèo lái", Hà Nội đã giành được những thành tựu toàn diện.