Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

158 loài hải sản tầng đáy thường gặp ở biển miền Trung

Thiên Tú
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) vừa thông tin về danh sách 158 loài hải sản tầng đáy thường gặp ở vùng biển các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế.

Trong đó, bao gồm các chủng loại của cá sơn, cá bơn, cá chình, cá đàn lia, cá ông lão, cua, ghẹ, cá song…Đây là danh mục những loài hải sản theo kết quả khảo sát của Viện Nghiên cứu Hải sản. Trước đó, ngày 20/9, Bộ Y tế đã công bố kết quả kiểm tra mẫu hải sản tại 4 tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường Formosa. Bộ Y tế kết luận, tất cả các hải sản như cá ngừ, cá thu, cá nục các loại, cá chỉ vàng, bạc má, cá hố, cá bò, cá cam, trích, đối, cá cơm và các loại hải sản khác sống ở tầng nổi, hải sản tại đầm nuôi của 4 tỉnh miền Trung đều an toàn để dùng làm thực phẩm.

Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm đối với các hải sản: Tôm, ghẹ, tôm tít, ốc, mực, cá đuối, cá đục, bạch tuộc, cua đá và các hải sản khác sống ở tầng đáy trong vòng 13,5 hải lý đã phát hiện 132/1.040 mẫu hải sản của 4 tỉnh có Phenol. Theo phân bố 132 mẫu hải sản có phát hiện Phenol đều nằm trong vùng từ 5 - 25 km (tương đương với khoảng từ 2,7 - 13,5 hải lý) với tỷ lệ mẫu nhiễm cao nhất tại Hà Tĩnh, Quảng Bình và thấp nhất tại biển Lăng Cô - Thừa Thiên Huế. Trên cơ sở đó, để đảm bảo ATTP, Bộ Y tế đã khuyến cáo người tiêu dùng không sử dụng các loại hải sản tầng đáy như: Ghẹ, tôm, ốc, mực, cá đuối, cá đục, bạch tuộc… sống ở tầng đáy trong vòng 20 hải lý.Xem chi tiết danh sách 158 loài hải sản tầng đáy thường gặp ở biển miền Trung TẠI ĐÂY