Chợ Thiều là chợ quê truyền thống mỗi năm chỉ họp đúng một ngày vào 26 tháng Chạp. Không chỉ người dân làng Thiều, xã Cầu Lộc mà người dân khắp vùng huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) cũng đổ về đây dự phiên chợ để "mua may bán rủi". |
Đây là phiên chợ độc đáo bậc nhất xứ Thanh vì mỗi năm chỉ họp đúng một ngày. Không có quy mô lớn như chợ Viềng (Nam Định) nhưng chợ Thiều lại là phiên chợ lâu đời, được người dân lưu giữ hàng trăm năm nay. Ngày diễn ra phiên chợ, khắp sân đình, đường làng ngõ xóm đông kín người. |
Chợ họp từ sáng sớm cho đến hết ngày, nhưng đông nhất là thời gian từ 7h - 12h trưa. Người dân đến chợ mong bán đi những rủi ro của năm cũ và mua về cho mình những may mắn trong năm mới. Hàng hóa bán ở chợ chủ yếu là cây nhà lá vườn. |
Các nhu yếu phẩm phục vụ trong ngày Tết luôn được nhiều người quan tâm. Gạo nếp, đậu xanh, lá dong, trầu cau... là món hàng nhiều người đến chợ thường mua về để sử dụng trong ngày Tết. |
Thanh niên đến chợ du xuân, mua hoa tươi chơi Tết, những người chủ gia đình mua nhu yếu phẩm còn những cụ già thì lại tìm mua trầu cau để dự trữ ăn trong ngày Tết. |
Các nhu yếu phẩm phục vụ trong ngày Tết luôn được nhiều người quan tâm. Gạo nếp, đậu xanh, lá dong, trầu cau... là món hàng nhiều người đến chợ thường mua về để sử dụng trong ngày Tết. |
Cảnh mua bán tấp nập từ sáng đến tối, người trong làng, trong xã nên giá cả các mặt hàng không có giá "thách". Giá đưa ra bao nhiêu, người mua bấy nhiêu cũng không trả giá. |
Có những cụ già đến chợ mang theo những đồng tiền lẻ chắt chiu trong nhiều ngày tháng. Họ mua hàng mong muốn để cầu may một năm mới tốt đẹp hơn. |
Gia đình đến chợ du xuân. Người làng Thiều quan niệm, dù có đi làm đâu xa thì cứ đến 26 tháng Chạp phải có mặt ở nhà để tham dự phiên chợ. Vì thế từ bao đời nay ở đây mới có câu ca dao: "Bỏ con bỏ cháu chứ không bỏ 26 chợ Thiều". |
Trẻ con được bố mẹ đưa đến chợ quây quần bên những hàng bán đồ chơi. |
Hàng lá dong gói bánh chưng được nhiều người ghé mua. |
Mía là gậy cho ông bà ông vải. |