Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

3 mô hình phát triển đô thị đáng học của Nhật Bản

Lan Hương (Architecture in Japan)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Nếu Tokyo được biết đến là đô thị xanh thì Yokohama hướng đến phát triển mô hình đô thị hiện đại nhưng giảm thiểu khí thải ô nhiễm.

Tokyo - Mô hình Đô thị xanh
Quy hoạch được lập cho thành phố Tokyo với tầm nhìn và mục tiêu phát triển về hạ tầng, môi trường, an ninh, văn hóa, du lịch và công nghiệp trình độ cao. Để đạt thực hiện quy hoạch và đạt được mục tiêu đề ra, chính quyền vùng đô thị Tokyo đã thiết lập Trung tâm “Xây dựng thành phố giảm thiểu carbon” và “Xây dựng đô thị xanh” để tiến hành các dự án chiến lược chính. Mộ số dự án/chương trình điển hình là Chiến lược sử dụng các công nghệ tiết kiệm năng lượng; Đô thị sử dụng tối đa hóa năng lượng tái tạo; Xây dựng hệ thống giao thông bền vững; Phát triển các công nghệ môi trường mới và tạo lập lĩnh vực kinh doanh về môi trường, chuyển dịch sang giảm thiểu carbon.
 Tokyo thanh bình.
Một dự án trọng tâm là phục hồi cảnh quan Tokyo dựa trên yếu tố mặt nước và các hành lang xanh. Dự án này góp phần tạo dựng việc kết nối các không gian xanh hiện hữu cũng như phát triển thêm các không gian xanh mới.
Mô hình Đô thị thông minh tại Fujisawa
Khu đô thị Fujisawa được xây dựng trên vị trí nhà máy cũ của Panasonic và được quy hoạch trở thành khu đô thị sinh thái và thông minh nhất trên thế giới với 1.000 nhà ở cùng hệ thống hạ tầng dịch vụ tiện ích như: chuỗi cửa hàng, bệnh viện, nhà dưỡng lão, khu giải trí, không gian công viên cây xanh….
Hệ thống cung cấp năng lượng mặt trời tại Fujisawa. 
Nhà ở sẽ được trang bị những thiết bị thông minh, sử dụng năng lượng hiệu quả. Hệ thống cung cấp năng lượng mặt trời sẽ đáp ứng 70% nhu cầu sử dụng điện của mỗi hộ gia đình. Dự án xây dựng khu đô thị xanh, sinh thái được thực hiện bởi Tập đoàn Panasonic và một số công ty khác theo mô hình khu ở xanh với công nghệ thông minh.
Mô hình Đô thị hiện đại tại Yokohama
Chính quyền đô thị tại Yokohama đã triển khai nhiều dự án sử dụng các nguồn thay thế khác như mặt trời, gió và điện hạt nhân được khai thác với khối lượng lớn.
 TP Yokohama, Nhật Bản.
Năng lượng đó sau đó được phân phối cho các tòa nhà, nhà cửa và xe điện kết nối với nhau thông qua "lưới thông minh", theo dõi việc sử dụng trong toàn mạng để tối đa hóa hiệu quả.
Các quan chức TP đặt mục tiêu biến Yokohama là một đô thị hiện đại phát thải thấp - một mô hình mà họ hy vọng có thể thuyết phục các TP khác học tập.
Các quan chức TP đặt mục tiêu biến Yokohama là một đô thị hiện đại phát thải thấp.

Kết quả là Yokohama đã thay đổi hoàn toàn từ một đô thị có môi trường sống suy thoái thành một đô thị đáng sống, thân thiện với môi trường, có cơ sở kinh tế vững mạnh.